khoa hoc

Đánh giá hiệu quả của điện mãng châm trong phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2019

Chủ nhiệm BS. Trần Thị Ngọc Thu Thành viên 1. BSCK II Trần Đình Hải 2. CN. Phan Phương Hiền
Số N/A Năm 2019
Cấp độ Đề tài cấp cơ sở Lĩnh vực Ngoại Khoa
2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
2.1. Đặt vấn đề
Phục hồi chức năng vận động sau nhồi máu não cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng xã hội. Với người thầy thuốc, điều trị bệnh không chỉ cứu sống người bệnh sau cơn đột quỵ não mà còn để người bệnh có thể độc lập trong sinh hoạt hằng ngày, tiếp tục lao động, cống hiến cho xã hội được lại là một thách thức lớn hơn. Với bề dày hơn 3000 năm kinh nghiệm của nền Y học cổ truyền, phương pháp Điện mãng châm có tác dụng điều hòa khí huyết nhanh và mạnh hơn so với các phương pháp y học cổ truyền khác trong phục hồi chức năng vận động bệnh nhân sau đột quỵ não. Dựa theo bằng chứng của Y học hiện đại, điện mãng châm có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh tế bào, điều hòa lưu lượng máu não, chống sự chết tế bào do tổn thương thiếu máu, điều chỉnh các chất hóa học trung gian liên quan đến các bước quan trọng trong dòng thác thiếu máu cục bộ. Phục hồi chức năng vận động sớm cho người bệnh sau giúp hạn chế các di chứng và biến chứng của bệnh về sau. Từ sự cần thiết đó, tháng 01 năm 2019, chúng tôi, khoa Y học cổ truyền, đã phối hợp với Đơn vị Đột quỵ, khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị áp dụng phương pháp Điện mãng châm trong phục hồi chức năng vận động trên Liệt nửa người sau Nhồi máu não cấp tính ngay trong quá trình điều trị cấp cứu tại giường bệnh.
Nghiên cứu nhằm:
(1) Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động tay và chân của phương pháp điện mãng châm trong điều trị Nhồi máu não sau giai đoạn cấp;
(2) Khảo sát tai biến điều trị của điện mãng châm trong phục hồi chức năng vận động trên lâm sàng.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây