tin tuc

Dị vật đường thở và cách xử trí

Thứ hai - 18/09/2017 21:55
Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 tuổi và có nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả rất đau lòng.

    Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ thường do trẻ tò mò, thích nhét các vật lạ vào miệng hoặc mũi mà hay gặp là hạt lạc, hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, mẩu xương, vỏ tôm, vỏ cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc... Và vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ, gây khó thở, rất nguy hiểm với tính mạng.
    Dị vật đường thở thường có 3 hướng diễn biến: Tự khỏi. Diễn biến đến viêm phổi thùy do dị vật và thường phải cắt thùy phổi. Gây suy hô hấp cấp tính dẫn đến tử vong.
    Trong thời gian qua, người bệnh dị vật đường thở đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị thường là ở trường hợp thứ 2 và số lượng không nhiều. Trong năm 2016, có 5 case dị vật đường thở gây viêm phổi rất nguy hiểm.

ảnh dị vật đường thở

Hình ảnh dị vật trong đường thở của một người bệnh

ảnh dị vật2
ảnh dị vật 3

Kích thước của một dị vật trong đường thở

    Với trẻ bị dị vật đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý để cứu sống trẻ, trong đó có nghiệm pháp Heimlich thường đạt hiệu quả cao:
    Mục đích: Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên; dị vật gây tắc khí quản thường xảy ra đang lúc ăn, sau khi ăn no hoặc say rượu, sặc bột ở trẻ em.
    Chỉ định: Sặc bột hoặc dị vật ở trẻ em nhỏ. Ngạt thở do một mảnh thức ăn lấp thanh quản, khí quản. Đặc biệt chú ý tới người bệnh yếu mới khỏi bệnh chưa tự ăn được.
    Chống chỉ định: Không có.

ảnh dị vật 4
ảnh dị vật 5

Hình ảnh minh họa các bước xử trí dị vật đường thở theo nghiệm pháp Heimlich

    Các bước tiến hành:
* Người bệnh đứng, hơi ngả đầu ra phía trước
- Phương pháp 1: Thầy thuốc đứng sau người bệnh, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) của người bệnh, bàn tay phải nắm lại và bàn tay trái cầm lấy nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưới lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần.
- Phương pháp 2: Một tay vòng ra phía trước đỡ người bệnh, một tay đập mạnh vào lưng (vùng giữa hai xương bả) nhiều lần.
* Người bệnh ngồi trên ghế
- Phương pháp 1: Người cứu hộ đứng phía sau lưng ghế, vòng hai tay ra phía trước rồi thực hiện như trên.
- Phương pháp 2: Đấm lưng như trong tư thế người bệnh đứng.
* Người bệnh nằm ngửa: Để đầu người bệnh nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo trên bàn tay dưới rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực.
* Người bệnh nằm sấp: Dùng hai bàn tay ấn mạnh (hoặc nắm tay đấm mạnh) vào vùng liên bả nhiều lần. Trẻ em về nguyên tắc cũng làm như vậy: Trẻ sơ sinh nhấc hai chân dưói lên rồi lấy bàn tay vỗ vào lưng. Trẻ nhỏ: Người lớn quỳ chân đặt úp em bé vào đùi rồi đập cườm tay vào lưng.
   Theo dõi và xử trí tai biến
   Khi người bệnh thở lại, chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện để tiếp tục hút đờm dãi, soi đường thở (thanh quản, khí quản, phế quản) để lấy dị vật nhỏ khác còn lại.
   Thở oxy mũi.
   Đặt ống nội khí quản tiếp (nếu cần).
   Người bệnh không thở lại, hoặc thở yếu, vẫn tím: Thổi ngạt.
   Người bệnh ngừng tuần hoàn: Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt.                                                              

Tác giả bài viết:  BSCK1.Đỗ Quang Vinh - Khoa Nội Tổng hợp

 Từ khóa: divatduongtho

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây