tin tuc

Một số điều cần biết về răng khôn

Thứ tư - 30/08/2023 22:28
*Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số 8, răng hàm lớn thứ 3) là những chiếc răng hàm cuối cùng, thường mọc ở độ tuổi 17-25 tuổi.
*Một số dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết đang mọc răng khôn?
-Đỏ hoặc sưng ở vùng nướu, phía sau răng hàm cuối cùng 
-Đau hàm 
-Đau mặt do răng khôn chèn ép lên dây thần kinh.
-Những đốm trắng đằng sau những chiếc răng hàm cuối cùng của bạn
*Các kiểu mọc lệch của răng khôn
cac kieu moc rang khon 1
 
*Răng khôn mọc lệch có thể gây ra một số vấn đề gì?
-Nếu răng khôn mọc kẹt thì phần lợi trùm trên răng sẽ ngăn cản răng mọc lên. Khi răng không mọc được, thức ăn sẽ bị kẹt lại giữa răng và lợi rất khó vệ sinh sạch sẽ. Những mảng bám này để lâu ngày sẽ tạo vi khuẩn, vùng lợi lại bị tổn thương nên nguy cơ cao là sẽ bị nhiễm trùng.Nếu để lâu, hàm sẽ bị sưng lên, vi khuẩn lan từ hàm xuống cổ họng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
-Nếu răng khôn mọc lệch, đâm vào răng số 7 làm thức ăn bị giắt lại ở khe giữa răng số 7 và răng số 8, tăng nguy cơ sâu răng số 7
-Trường hợp răng khôn mọc ngầm, đâm sang răng số 7, làm răng số 7 bị thủng chân hoặc thân răng, dẫn đến nguy cơ viêm tủy. Nếu không kịp thời nhổ răng khôn thì nguy cơ mất răng số 7 rất cao.
-Răng khôn mọc ngầm sẽ tạo áp lực lên xương hàm, gây nguy cơ mắc các bệnh lý: nang chân răng, viêm mô tế bào, tiêu xương quanh ổ răng… làm giảm độ cứng chắc của xương hàm.
* Khi nào bạn nên nhổ răng khôn?
-Răng khôn mọc lệch gây ra những biến chứng đau, nhiễm trùng tái phát, xuất hiện u nang và ảnh hưởng xấu đến các chiếc răng gần đó.
-Răng khôn mọc có khe giắt thức ăn nằm giữa răng số khôn và răng kế bên.
-Răng khôn có hình dạng bất thường
-Răng số khôn mọc thẳng, nhưng không có răng đối diện ăn khớp làm cho răng không trồi xuống phía hàm đối diện khiến thức ăn bị nhồi nhét và lở loét nướu ở đối diện
-Răng khôn bị nha chu hoặc sâu răng.-Nhổ răng  khôn khi cần điều chỉnh hình, trồng răng giả hoặc răng khôn gây ra các bệnh toàn thân khác.
*Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
-Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút sau nhổ răng. Nếu chảy máu đỏ tươi, dùng gạc vô trùng gấp lại áp vào vết thương và ép chặt từ 15 đến 20 phút để đủ thời gian cục máu đông hình thành lại; nếu vẫn chảy nhiều máu bạn nên quay lại bệnh viện để khám ngay.
-Sưng mặt ở vùng răng được nhổ thường xảy ra. Để giảm thiểu sưng tấy, hãy chườm đá trong  24 giờ đầu tiên , chườm nóng sau đó.sưng tấy thường đạt mức cao nhất sau 2 đến 3 ngày sau khi thực hiện thủ thuật
-Tiếp tục đánh răng nhưng tránh đánh răng ngay cạnh răng đã nhổ trong 24 giờ đầu. Vào ngày thứ hai, hãy tiếp tục đánh răng nhẹ nhàng. Không sử dụng nước súc miệng thương mại - chúng có thể gây kích ứng vùng nhổ răng
-Không súc miệng khi cục máu đông chưa được hình thành. Không nên mút chíp, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay vào vết thương.
-Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn
-Trong vài ngày đầu sau nhổ răng nên ăn đồ mềm và dễ tiêu hóa để xương hàm không phải làm việc nhiều. Ngoài ra:
+ Không ăn thức ăn quá cứng, quá mặn, đồ ngọt, chua, cay, đồ uống có ga, cồn, quá nóng và các chất kích thích khác trong 2 ngày đầu tiên.
+ Không hút thuốc trong ít nhất 3 ngày.
+ Không uống rượu trong suốt thời gian điều trị của bạn
Hình ảnh X-quang răng số 8 mọc lệch
Hình ảnh X-quang răng số 8 mọc lệch
Khi gặp các vấn đề về răng khôn, hãy đến Khoa Răng Hàm Mặt – BVĐK tỉnh Quảng Trị để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị.

Tác giả bài viết: BsCKI. Lê Thùy Dương – Khoa Răng Hàm Mặt

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây