Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

https://benhvientinh.quangtri.gov.vn


Ngón tay cò súng (TRIGGER FINGER)

Ngón tay cò súng (TRIGGER FINGER)
 1. TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa
Ngón tay cò súng hay ngón tay bật là tình trạng viêm lớp bao bên ngoài của gân gấp gây ra viêm hẹp bao gân gây kẹt gân gấp ở mức ngang ròng rọc A1. Viêm bao gân làm cho gân không chuyển động một cách trơn tru được, nên ngón tay bị khóa tại chỗ.
1.2. Yếu tố nguy cơ
Nữ giới
Đái tháo đường
Viêm khớp dạng thấp
Tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
Các vi chấn thương
 2. BỆNH HỌC
2.1. Giải phẫu
Hệ thống ròng rọc, gân gấp ngón tay:
A2 và A4 rất quan trọng để ngăn cơ chế dây cung.
A1, A3, A5 tương ứng ngang mức khớp bàn ngón, liên đốt gần, liên đốt xa mặt lòng bàn tay.
Ròng rọc A1 liên quan nhiều nhất đến bệnh lý ngón tay bật.
2.2. Cơ chế bệnh sinh
Viêm bao gân do chấn thương lặp đi lặp lại hoặc sử dụng quá mức hoặc do tình trạng viêm khớp dạng thấp dẫn đến bao gân bị dày lên, hậu quả tất yếu là lòng bao gân hẹp lại và co thắt. Chính điều này, khiến sợi gân không trượt qua bao gân được, hoặc khó khăn, có lúc làm ngón tay co lại không thẳng ra được. Với tình trạng này kéo dài, làm cho gân bị kích thích gây viêm, làm xấu dần đi. Cuối cùng hình thành phản ứng xơ hóa, tạo ra những nodules (hạt xơ).
3. TẦN SUẤT BỆNH
- Bệnh xuất hiện nhiều ở những người làm nghề sử dụng sự linh hoạt của ngón tay như: thợ may, thợ gõ máy vi tính, dân văn phòng hoặc bất kì ai.
- Tần suất xuất hiện ở các ngón 3>1>4>2>5

4. PHÂN ĐỘ
Theo Green chai làm 4 độ
Độ I: đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1.
Độ II: vướng ngón tay.
Độ III: khóa ngón tay, cử động thụ động thì sửa chửa được.
Độ IV: khóa cố định ngón tay.
 5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 
 - Đau nhức ở gốc ngón tay.
- Sưng nhẹ gốc ngón tay.
- Sờ thấy hạt xơ (nodule) tại vị trí khớp đốt bàn và đốt 1.
- Khi gấp các ngón tay thường không gấp được mà vướng ở tư thế duỗi, cố gắng gấp mạnh ngón tay, thì nghe có tiếng bật kèm cảm giác đau nhói ở ngón tay, đôi khi không tự duỗi được mà phải dùng bàn tay kia để kéo ngõn bị co ra, có thể nghe tiếng kêu “cụp”.
 
6. ĐIỀU TRỊ 
6.1. Điều trị bảo tồn
 Nẹp ngón tay buổi tối.
 Giữ ấm bàn tay – ngón tay
 Hạn chế vận động mạnh
 Thuốc NSAIDs.
 Tiêm steroid 
6.2. Điều trị phẫu thuật
Khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc độ III, IV
Cắt ròng rọc A1
7. HẬU PHẪU
Hầu hết ngón tay vận động dễ dàng ngay sau khi phẫu thuật. Thường có đau nhẹ lòng bàn tay, thường xuyên nâng cao tay của bàn (trên tim) có thể làm giảm sưng và đau.
 Hồi phục sau một tuần. Nhưng có thể mất 6 tháng để các triệu chứng sưng, và cứng ngón tay mất hoàn toàn. Nếu ngón tay khá cứng trước phẫu thuật, thì tập vật lý trị liệu sau mổ sẽ hồi phục nhanh hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngón tay bật, Phác đồ điều trị bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tập I, 2018
2. Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012.
3. http://www.bonetalks.com.
4. https://radiopaedia.org.
6. https://www.braceability.com.

Tác giả bài viết: Lê Thanh Ngọc Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây