tin tuc

Thông tin về nguy cơ loét do thuốc điều trị cơn đau thắt ngực Nicorandil

Chủ nhật - 11/08/2019 20:24
Nicorandil có thể gây loét nghiêm trọng trên đường tiêu hóa, da, niêm mạc, mắt.
thongtinthuoc 9 2019
MHRA (cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm y tế Anh) khuyến cáo cán bộ y tế:
  • Chỉ sử dụng nicorandil để điều trị cơn đau thắt ngực ổn định trên những bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không được kiểm soát đầy đủ bởi các thuốc chống đau thắt ngực hàng một như chẹn beta và thuốc đối kháng calci.
  • Nicorandil có thể gây các vết loét nghiêm trọng trên da, niêm mạc, mắt và cả các vết loét tiêu hóa có thể dẫn tới thủng, xuất huyết, dò, áp xe.
  • Dừng thuốc nếu có dấu hiệu loét – cân nhắc thay thuốc khi triệu chứng đau thắt ngực trầm trọng thêm.
  • Tăng cường báo cáo các phản ứng bất lợi liên quan đến nicorandil.
Các yếu tố nguy cơ:
  • Bệnh nhân có bệnh túi thừa (diverticular disease) có thể có nguy cơ hình thành ổ dò hoặc thủng ruột.
  • Việc dùng đồng thời aspirin, NSAIDs hoặc corticosteroid với nicorandil làm tăng nguy cơ loét, thủng hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
 Vị trí bị ảnh hưởng và thời điểm ảnh hưởng:
Loét có thể tiến triển tại nhiều vị trí trên cùng một bệnh nhân vào cùng một thời điểm hoặc nối tiếp nhau. Loét có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị bằng nicorandil (kể cả hàng năm sau khi bắt đầu điều trị).
 Điều trị loét:
Hầu hết 2/3 trường hợp loét tiêu hóa được báo cáo là nghiêm trọng. Loét do nicorandil không đáp ứng với biện pháp điều trị thông thường, bao gồm cả phẫu thuật. Cách xử trí duy nhất là ngừng nicorandil. Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng, có thể mất hàng tuần đến hàng tháng để lành các vết loét.
 Các khuyến cáo cập nhật khác:Thận trọng khi sử dụng nicorandil trong những trường hợp sau:
  • Bệnh nhân suy tim (mức III hoặc IV theo NYHA), bệnh nhân thiếu men G6PD (nguy cơ methemoglobin máu).
  • Bênh nhân đang sử dụng dapoxetin (nguy cơ giảm dung nạp thế đứng)
  • Phối hợp với các thuốc khác làm tăng nồng độ kali, đặc biệt trên bệnh nhân suy thận vừa đến nặng. Tùy theo đáp ứng,  bệnh nhân có thể được hiệu chỉnh tới liều tối đa 40 mg x 2 lần/ngày. Liều điều trị thường dùng dao động trong khoảng 10 – 20 mg x 2 lần/ngày; liều khởi đầu thấp hơn 5 mg x 2 lần/ngày có thể sử dụng trên bệnh nhân dễ bị đau đầu.
Chống chỉ định:
  • Bệnh nhân bị sốc (bao gồm cả sốc tim), hạ huyết áp nặng, hoặc rối loạn chức năng thất trái với áp lực làm đầy thấp hoặc mất bù tim
  • Sử dụng ức chế 5- phosphodiesterase
  • Sử dụng chất kích thích guanylate cyclase hòa tan như riociguat
  • Bệnh nhân giảm thể tích dịch
  • Phù phổi cấp
 Một số thuốc khác có thể lựa chọn sử dụng trong điều trị đau thắt ngực:  
Nhóm thuốc Hoạt chất Ghi chú
Chẹn Beta Propranolol, Atenolol, Bisoprolol, Metoprolol,.. Thuốc đầu tay trong điều trị đau thắt ngực
Ức chế kênh Calci Nifedipin,  Amlodipin, Diltiazem,..
Nitrat hữu cơ
Nitroglycerin Cục quản lý Dược ra công văn ngừng tiếp nhận và xét duyệt đơn hàng nhập khẩu các thuốc chứa hoạt chất Nitroglycerin dùng đường uống
Isosorbid mononitrat, Isosorbid dinitrat  
Duy trì chuyển hóa năng lượng Trimetazidin Thuốc thanh toán có điều kiện theo TT 30/2018/TT-BYT, chỉ thanh toán trong điều trị đau thắt ngực ổn định.
CCĐ: Parkinson và các rối loạn vận động liên quan. Suy thận nặng (ClCr<30ml/ph)
Tài liệu tham khảoTạp chí Drug Safety Update tập 9, số 6 của MHRA (cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm y tế Anh) ra tháng 1/2016 (Nguồn: Trung tâm Cảnh giác dược Quốc Gia)

Tác giả bài viết: Thông tin thuốc – Ths.DS Nguyễn Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây