Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

https://benhvientinh.quangtri.gov.vn


Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhận suy thận mạn giai đoạn cuối

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhận suy thận mạn giai đoạn cuối
1.Tổng quan
Tỷ lệ bệnh thận mạn ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí thận học quốc tế, năm 2018, có khoảng 276 triệu người mắc bệnh thận mạn trên thế giới. Tỷ lệ này ở Mỹ chiếm 14,8% dân số người trưởng thành. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn là 6,73%. Bệnh thận mạn được xác định khi có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, xuất hiện và tồn tại trên 03 tháng. Bệnh thận mạn không được quản lý và điều trị tốt sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, cũng như tiến triển nhanh đến suy thận mạn giai đoạn cuối.
Việc điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối ngoài việc lựa chọn biện pháp thay thế thận, thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đó là : lọc màng bụng, thận nhân tạo và ghép thận. Trong đó, phương pháp thận nhân tạo là được ưa chuộng hơn hẳn vì kinh tế và hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra đó là chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thận nhân tạo như thế nào cho hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. 
2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân chạy thận
2.1. Nguyên tắc dinh dưỡng
Một: Ăn đủ protein tuỳ theo số lượng lọc máu trong tuần:
    • Lọc máu 1 lần/tuần số lượng đạm là: 1g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày
    • Lọc máu 2 lần/tuần số lượng đạm là: 1,2g/kg cận nặng sau lọc máu/ngày
    • Lọc máu 3 lần/ tuần số lượng đạm là: 1,4g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày
    • Trong đó tỷ lệ đạm thực vận/động vật ≥ 50%
Hai: Đủ năng lượng (Xác định cân nặng nên có CNNC)
Ba: Lipid chiếm 15 – 20% năng lượng cơ thể. Trong đó 1/3 là acid béo no, 1/3 là acid béo không no 1 nối đôi, 1/3 là acid béo không no nhiều nối đối
Bốn: Giảm muối, giảm photpho, tăng canxi
    • Ăn nhạt tương đối: bổ sung lượng muối ăn trong ngày = 2 -3gr muối hoặc điều chỉnh lượng muối khác theo điện giải đồ.
    • Giảm photpho < 1gr/ngày
    • Giảm kali máu nếu kali máu > 5 mmol/l thì giảm < 1gr/ngày
    • Tăng cường thức ăn giàu canxi, acid folic
Năm: lượng nước đưa vào phù hợp. Lượng nước trong ngày = Lượng nước tiếu 24h + lượng dịch mất bất thường ( sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 – 500ml nước mất qua mồ hôi, hơi thở
Sáu: Cung cấp đủ các nhóm vitamin : A, B, C, E
2.2. Chế độ ăn cho bệnh nhận chưa chạy thận:
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
    • Ít protein (0,6 - 0,8g/kg/ngày); giàu năng lượng (35 - 40 kcalo/kg/ngày); đủ vitamin, yếu tố vi lượng; đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phốt pho.
    • Chất béo: < 30% tổng năng lượng khẩu phần.
    • Chất bột đường: 55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nếu bệnh nhân bị kèm đái tháo đường thì nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
    • Các vitamin và khoáng chất: Canxi, kali, sắt, phốt pho, natri… Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, riêng vitamin D3 thì nên bổ sung.
2.2.2. Một số loại thực phẩm mà bệnh nhân thận mạn trước chạy thận nên dùng gồm có:
    • Những thực phẩm chất bột ít đạm như miến, gạo xay trắng, khoai lang, bún, phở.... Tình trạng suy thận mạn thường kèm theo bệnh đái tháo đường nên những bệnh nhân mắc bệnh này nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường thấp hoặc chỉ ở mức trung bình;
    • Nên ăn các thực phẩm giàu chất đạm sinh học cao. Mức độ và giai đoạn suy thận sẽ quyết định lượng đạm cần thiết.
    • Sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, đậu nành, oliu...;
    • Bệnh nhân thận mạn nhẹ có thể ăn đa dạng các loại rau và trái cây. Đối với bệnh nhân thận mạn kèm theo đái tháo đường nên chọn các loại trái cây có chỉ số đường thấp.
    • Nên chọn thực phẩm ít muối     
2.3. Chế độ ăn cho bệnh nhân chạy thận
2.3.1. Cung cấp vừa đủ lượng protein
    • Trong mỗi chu kỳ chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ bị mất đi khoảng 3 - 4g đạm. Chính vì thế mà nhu cầu protein ở những người này cao hơn so với bình thường để tránh bị sụt cân, suy dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
    • Protein có hai loại: Protein chất lượng cao và thấp. Đối với chế độ ăn trong trường hợp này, loại protein chất lượng cao được ưu tiên hơn cả. Protein này thường có nhiều trong cá, thịt gia cầm, các loại đậu và lòng trắng trứng.      
    • Việc bổ sung protein luôn phải theo tiêu chí “đủ”, nhất là với những người chạy thận theo chu kỳ. Mức khuyến cáo được đưa ra như sau: Với người bệnh chạy thận 1 lần/tuần cần 1g đạm/kg cân nặng; tương tự trường hợp chạy thận 2 lần/tuần là 1,2g đạm/kg cân nặng; chạy thận 3 lần/tuần thì là 1,4g đạm/kg cân nặng.
    • Lưu ý là lượng đạm có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe hoặc các chỉ số mức lọc cầu thận của bệnh nhân. Khẩu phần ăn phải có ít nhất 50% đạm động vật.
2.3.2 Đảm bảo năng lượng nạp vào tối thiểu
Việc cung cấp năng lượng hết sức quan trọng với sức khỏe tổng thể, đồng thời tham gia vào các quá trình khác nhau của cơ thể, mức năng lượng là 35 kcal/kg.
2.3.3 Kiểm soát lượng kali thu nạp
Bình thường, kali là khoáng chất vô cùng cần thiết cho chức năng thần kinh và hoạt động của cơ bắp. Tuy nhiên, ở người chạy thận nhân tạo, nếu nồng độ chất này trong cơ thể cao có thể gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim và suy tim.
2.3.4 Phòng ngừa thiếu máu
Đây cũng là tình trạng phổ biến ở người chạy thận, đặc biệt là với đối tượng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do thiếu sản xuất erythropoietin (EPO) cần thiết để tạo ra hồng cầu. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau ngực. Vì thế, bên cạnh việc chú trọng vào các loại thực phẩm tốt cho thận, người bệnh cũng nên bổ sung thêm sắt, folate, vitamin C và B12. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp phòng ngừa thiếu máu.
2.3.5 Một số loại thực phẩm bệnh nhân thận mạn trước chạy thận nên hạn chế:
    • Thực phẩm giàu kali như thanh long, bơ, nho khô...., các loại rau lá xanh như rau muống, rau ngót...., các loại đậu;
    • Người mắc thận mạn có kèm theo đái tháo đường nên hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mì trắng...;
    • Người mắc thận mạn có kèm theo đái tháo đường nên hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mì trắng...;
    • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo có hại, giàu cholesterol, các chất béo bão hòa như bơ, gan, tim,...;
    • Những thực phẩm chứa nhiều phốt pho cũng nên hạn chế như lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành...;
    • Hạn chế ăn các loại thực phẩm như cá khô, bánh mì, khoai tây chiên...vì chúng chứa nhiều muối natri
4. Lời khuyên dinh dưỡng:
    • Ăn ít đạm, phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần. Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ nguồn động vật như thịt, cá, trứng , sữa… Hạn chế các thực phẩm giàu đạm từ thực vật như đậu, đỗ, vừng…
    • Nên ăn các loại ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai củ (Khoai sọ, khoai lang, sắn..) các sản phấm chế biến từ khoai củ ( miến dong, bột sắn..). Nên ăn gạo, mỳ dưới 200g/ngày
    • Nên ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm thấp như bầu, bí, mướp, dưa chuột, củ cải trắng. Hạn chế ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm cao như: rau muống, giá đỗ, rau ngót, rau dền….
    • Ăn nhạt, ăn tối đa 3gr muối/ngày hay tương đương lới 15ml nước mắm
    • Tránh ăn/uống thực phẩm chứa nhiều muối, không dùng các gia vị chưa muối trong chế biến thức ăn.
    • Hạn chế uống nhiều nước (tuỳ chỉnh theo tình trạng bệnh nhân)
    • Nên ăn các thức phẩm giàu canxi: sữa, cua…
    • Hạn chế thức ăn giàu photpho: nội tạng động vật, socola, cacao…
    • Ăn đủ nhu cầu năng lượng từ nguồn tinh bột, đường và chất béo để đề phòng suy dinh dưỡng
Bảng thành phần dinh dưỡng được tính trong 100g phần ăn được
Thực phẩm Protein
(g)
Phosphat
(mg)
Kali
(mg)
Năng lượng
(Kcal)
Nhóm THỊT – THỦY SẢN – TRỨNG – SỮA
Thịt bò 12 226 378 118
Thịt gà 20 200 189 199
Thịt nạc 19 190 341 139
Tôm tươi 17.6 184 185 82
Trứng vịt 13 210 258 184
Cá lóc 18.2 240   97
Sữa tươi 3.9 95 143 74
Sườn heo 17.9 160 315 187
Cá bống 15.8 181   70
Thịt heo nữa nạc nữa mỡ 16.5 178 315 260
Giò lụa 21.5     136
Giò heo 15.7 106 315 230
Xúc xích 27.2 139   535
Bảng thành phần dinh dưỡng cho bệnh nhân chạy thận
Thành phần dinh dưỡng Hàm Lượng
Chất đạm 3 quả trướng / tuần; 100-120g thịt bò/Tuần; 140-200g cá biển/tuần; Sữa ít protein 1-2 cốc, mỗi cốc 200ml/ ngày
Chất béo 10ml dầu ăn (2 thìa) /bữa
Chất bột đường 310-350 g/ngày (tương đương 3 bát cơm )
Canxi 900-1200 mg/ngày (tương đương 300ml sữa hoặc sữa tươi )
Kali 2000-3000 mg/ngày, 1 quả chuối cung cấp 422mg kali
Sắt 20-30 mg/ngày, thực phẩm giàu sắt (gan, lòng đỏ trướng, thịt bò)
Phốt pho 300-600 mg/ngày, hầu hết thực phẩm đều chứa phốt pho
Natri 2,5-5g muối/ngày

Tác giả bài viết: CN. Lê Nhật Tiến – Khoa Nội TTN-TNT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây