Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

https://benhvientinh.quangtri.gov.vn


Glôcôm - Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng

Glôcôm (thiên đầu thống) là tên gọi được đặt cho một nhóm bệnh lý về mắt, trong đó chức năng thị giác bịmất đi không thể phục hồi do tổn thương thần kinh thị giác.
Tỷ lệ mắc bệnh:
Glôcôm là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không hồi phục trên toàn thế giới và tỷ lệ hiện đang tăng lên. Khoảng 90% bệnh nhân Glôcôm chưa được chẩn đoán. Châu Á chiếm 53,4% trường hợp Glôcôm góc mở trên toàn thế giới và 76,7% trường hợp Glôcôm góc đóng trên toàn thế giới.
Biểu hiện của glôcôm góc đóng cấp tính:
  • Đau đầu dữ dội, kèm đau mắt, đỏ mắt
  • Nhìn mờ
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Cũng như glôcôm góc mở, mất thị trường tiến triển cuối cùng sẽ dẫn đến mất thị giác hoàn toàn nếu không được điều trị
    Glôcôm - Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng
Các yếu tố nguy cơ
Một số cá nhân có nguy cơ mắc bệnh glôcôm cao hơn những người khác:
  • Tăng nhãn áp (IOP)
  • Tuổi> 40 tuổi
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh glôcôm
  • Giới tính (nữthường bị glôcôm góc đóng)
  • Nguồn gốc châu Phi, Tây Ban Nha hoặc châu Á
  • Cận thị hoặc viễn thị
  • Tiền sử chấn thương mắt
  • Sử dụng lâu dài các thuốc steroid
Điều trị Glôcôm
  • Không có cách chữa khỏi bệnh glôcôm, nhưng bệnh lý này có thể được kiểm soát hiệu quả bằng dùng thuốc thích hợp hoặc can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh glôcôm - dù là dùng thuốc hay phẫu thuật - đều nhằm mục đích hạ thấp hoặc kiểm soát nhãn áp (IOP)
  • Mục đích chung của điều trị glôcôm là:
- Ngừng hoặc làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh, để bệnh nhân tiếp tục không có triệu chứng liên quan đến thị giác hoặc có các triệu chứng liên quan đến thị giác ở mức tối thiểu càng lâu càng tốt.
- Giảm thiểu tác động của glôcôm lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Phòng bệnh Glôcôm:
Glôcôm là bệnh rất nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên có thể phòng tránh được mù lòa do bệnh Glôcôm bằng cách:
- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi thường xuyên, khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường cần phải đi khám ngay.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
- Những người trên 40 tuổi phải thường xuyên đi khám mắt và đo nhãn áp.
- Những người đã được phát hiện và điều trị Glôcôm cần được theo dõi thường xuyên và khám lại định kỳ để được bác sỹ tư vấn, theo dõi một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tình trạng giảm thị lực của mắt.
Một người trong gia đình bị bệnh Glôcôm thì phải đo nhãn áp cho tất cả mọi người trên 35 tuổi có cùng huyết thống.

Tác giả bài viết: Ths.Bs. Võ Văn Dược – Khoa Mắt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây