tin tuc

Nang màng mạch não thất ba (Cavum Velum Interpositum – CIV)

Thứ năm - 18/08/2022 23:14
Là một khoang nhỏ, có hình tam giác, chứa dịch não tủy nằm giữa hai não thất bên, dưới thể chai và trên não thất ba. Nó là một biến thể giải phẫu hay thấy ở trẻ sinh non và sơ sinh, thường biến mất khi trẻ trưởng thành.
Để tìm hiểu về sự hình thành của CVI, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về sự hình thành vách trong suốt. Vách trong suốt là một tầm màng mỏng hình tam giác đi từ thể chai ở trên đến vòm não ở phía dưới ngăn cách các sừng trước của hai não thất bên. Vào tuần thứ 12 của thai kỳ, thể chai phát triển kết nối hai bán cầu, theo đó vách trong suốt cũng phát triển với hai lớp rõ rệt . Với hai lớp của vách trong suốt, khoang  giữa hai lớp này tùy vị trí giải phẫu sẽ mang tên gọi khác nhau : khi khoang này nằm trước lỗ Monro, nó được gọi là nang vách trong suốt (Cavum Septum Pellucidum - CSP), khi khoang nằm sau lỗ Monro, nó được gọi là Nang Vergae (cavum vergae – CV ) . Mốc xác định ranh giới phân chia 2 loại nang trên về mặt vị trí giải phẫu là một mặt phẳng thẳng đứng được xác định bởi các cột của vòm não , theo đó CSP sẽ nằm phía trước, còn CV sẽ nằm phía sau mặt phẳng này. Như vậy, chính xác toàn bộ khoảng giữa 2 lá của vách trong suốt sẽ bao gồm “ CSP và CV”, tuy nhiên khái niệm được sử dụng phổ biến cho toàn bộ khoang này thường chỉ được gọi là CSP. Các CSP và CV thường thông với nhau, chúng có thể tồn tại đồng thời, hoặc chỉ tồn tại một trong hai cấu trúc.
 Trên hầu hết các cá thể, khoang này sẽ được đóng lại sau sinh, hai vách ngăn sẽ hợp nhất thành một vách đơn duy nhất gọi là vách trong suốt. Việc đóng CSP và CV bắt đầu khi thai được khoảng 6 tháng tuổi và tiến triển từ phía sau ra phía trước. Ở trẻ đủ tháng, việc đóng khoang này ở phía sau hoàn thành trong 97% các trường hợp, điều đó giải thích vì sao CV sẽ biến mất, và thường chỉ gặp CSP sau sinh. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, CSP bị đóng ở 85% số trường hợp, kết quả là chỉ còn tồn tại rất ít nang vách trong suốt ở người trưởng thành.
Nang màng mạch não thất ba (CVI) cũng là một biến thể giải phẫu, nó xuất hiện trên siêu âm như một cấu trúc dạng nang vùng tuyến tùng ở trẻ sơ sinh. Vị trí thường gặp của CVI là phía trên trần đám rối mạch mạc của não thất 3  và bên dưới vòm não, như vậy, nó sẽ nằm phía sau nhất nếu so với CSP và CV. Tĩnh mạch não trong chạy bên dưới CVI trước khi đổ vào tĩnh mạch Galen, lưu ý là nó sẽ bị CVI đẩy võng xuống thay vì chạy thẳng sát ngay phía dưới phần lồi thể chai như các trường hợp bình thường không có CVI. CSP và CV có thể xuất hiện đồng thời cùng với CVI, thường thì chúng không thay thế hoặc làm biến dạng các CVI. Mốc giải phẫu ngăn cách CVI ( phía sau) với CV ( phía trước) chính là các trụ của vòm não
Tương quan vị trí không gian giữa các cấu trúc CSP, CV, CVI và các não thất bên, 3, 4
 
Tương quan vị trí không gian giữa các cấu trúc CSP, CV, CVI và các não thất bên, 3, 4
Hình: Tương quan vị trí không gian giữa các cấu trúc CSP, CV, CVI và các não thất bên, 3, 4

Điều trị và tiên lượng:

Thông thường, bệnh nhân  không có triệu chứng. Trong trường hợp nang có kích thước lớn gây cản trở lưu thông dịch não tủy bình thường, có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật nội soi.

Tác giả bài viết: Bs Võ Trương Quốc Vũ - Khoa Ngoại Chấn thương - bỏng

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây