tin tuc

Tật khúc xạ học đường và cách phòng tránh

Thứ năm - 14/07/2022 05:10
Tật khúc xạ(TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc phối hợp cận-loạn thị, viễn loạn thị của mắt. Trong đó, cận thị chiếm tỉ lệ khá cao ở cộng đồng.
Hình ảnh: mô phỏng tật khúc xạ
Hình ảnh: mô phỏng tật khúc xạ
          TKX học đường thường mắc ở tuổi đi học, nhất là từ 6-17 tuổi. Nó biểu hiện quá trình học tập, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ánh sáng phòng học không đủ, đọc và viết không đúng khoảng cách quy định… Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin đã kích thích trẻ tăng tần suất sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, smartphone, tivi…dẫn đến trẻ bị mắc TKX sớm.
          Những nguyên nhân trên có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của mắt, làm cho thị lực giảm dần, mắt không nhìn rõ vật, tầm nhìn hạn chế.
          Khi thấy các trẻ xem chữ trên bảng phải nheo mắt, nghiêng đầu, đọc viết chậm, học kém, trẻ hay kêu nhức mắt, nhức đầu… thì bố trí trẻ ngồi gần bảng giúp trẻ dễ nhìn hơn. Phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ ở các cơ sở chuyên khoa mắt, để phát hiện và có hướng xử trí sớm, tránh không làm tăng độ TKX làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
          Một số điều cần biết để bảo vệ đôi mắt của trẻ:
  • Không nên “làm việc” bằng mắt liên tục quá 45 phút, học sinh cần được ra sân chơi và tập thể dục giữa giờ, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao (chơi game ở điện thoại lại càng dễ mắc TKX). Cứ mỗi 20-30 phút làm việc nhìn gần thì ta nhìn xa từ 1-2 phút để mắt nghỉ.
  • Phòng học hoặc nơi làm việc có ánh sáng tự nhiên đầy đủ
  • Khoảng cách đọc và viết từ mặt bàn đến mắt học sinh khoảng từ 25 đến 40cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng tư thế ngồi học, bàn học đúng quy cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc, còn làm việc trên máy vi tính nên để màn hình cách mắt ít nhất 50cm.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, cường độ học tập hợp lý.
  • Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm TKX, được tư vấn và chỉnh kính hợp lý; phát hiện sớm và điều trị các bệnh mắt khác (nếu có).
  • Đeo kính đúng công suất, đúng bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết) để phòng tránh nhược thị.
          Mỗi năm, khoa Mắt-BVĐK tỉnh đã phát hiện hàng trăm trẻ bị TKX học đường. Đặc biệt thời gian gần đây, do các trẻ phải học online hoàn toàn (sau 2 năm bị dịch covid-19), nên các phụ huynh nghi ngờ và đưa trẻ đến khám TKX ngày mỗi nhiều hơn.

Tác giả bài viết: BS. Nguyễn Thị Như Quỳnh - Khoa Mắt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây