I. TỔNG QUAN:
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây là một hội chứng lâm sàng phức tạp với nguyên nhân đa dạng như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, và các bệnh lý van tim. Suy tim được phân loại dựa trên phân suất tống máu (EF):
- HFrEF: EF < 40% (suy tim phân suất tống máu giảm)
- HFmrEF: EF 41–49% (suy tim phân suất tống máu trung gian)
- HFpEF: EF ≥ 50% (suy tim phân suất tống máu bảo tồn)
II. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
Các nguyên nhân phổ biến của suy tim bao gồm:
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phì đại thất trái và sau đó là suy tim. Việc kiểm soát huyết áp không hiệu quả gây ra tổn thương cơ tim, rối loạn cấu trúc và chức năng tâm thất.
- Bệnh mạch vành: Động mạch nuôi tim bị hẹp, làm tim thiếu oxy.
- Bệnh van tim: Van hẹp/hở khiến máu chảy sai chiều, tăng tải tim.
- Bệnh cơ tim
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu.
- Đái tháo đường: Làm tổn thương mạch máu nhỏ và tăng gánh tim.
- Bệnh tim bẩm sinh: còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ,..
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Lối sống ít vận động
- Tiêu thụ rượu bia quá mức
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Các triệu chứng cơ năng của suy tim |
Các triệu chứng thực thể của suy tim |
Điển hình |
Đặc hiệu |
- Khó thở
- Cơn khó thở kịch phát về đêm
- Giảm khả năng gắng sức
- Mệt mỏi
- Tăng thời gian nghỉ hồi phục giữa hai lần gắng sức
- Phù mắt cá chân
|
- Tĩnh mạch cổ nổi
- Phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính
- Tiếng ngựa phi
- Tăng diện đập của mỏm tim
|
Ít điển hình |
Kém đặc hiệu |
- Ho về đêm
- Thở rít
- Cảm giác chướng bụng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Lú lẫn (đặc biệt ở người già)
- Trầm cảm
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Chóng mặt
- Ngất
- Cảm giác khó thở khi cúi người
|
- Tăng cân (> 2kg/tuần)
- Sụt cân (trong suy tim nặng)
- Teo cơ (suy kiệt)
- Có tiếng thổi ở tim
- Phù ngoại vi (mắt cá chân, cẳng chân, bìu)
- Ran ở phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Nhịp tim nhanh
- Loạn nhịp tim
- Thở nhanh
- Thở Cheyne – Stokes
- Gan to
- Cổ chướng
- Đầu chi lạnh
- Thiểu niệu
- Mạch nhanh, nhỏ.
|
Bảng 2.1. Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim
Suy tim có thể được phân độ theo NYHA (Hội Tim mạch học New York):
Suy tim độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động gần như bình thường
Suy tim độ 2: các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhiều
Suy tim độ 3: các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức ít, hạn chế nhiều hoạt động thể lực
Suy tim độ 4 (suy tim giai đoạn cuối): các triệu chứng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi
IV. CHẨN ĐOÁN SUY TIM
- Siêu âm doppler tim: là phương tiện cần thiết để chẩn đoán và tìm nguyên nhân suy tim. Trên siêu âm tim có thể đánh giá được chức năng tim, bệnh lý các van tim, rối loạn vận động vùng trong bệnh mạch vành, áp lực động mạch phổi, bất thường tim bẩm sinh…
- Điện tâm đồ: thường không chẩn đoán được suy tim dựa vào điện tim, nhưng điện tim có thể cho thấy các dấu hiệu gián tiếp về nguyên nhân suy tim như biến đổi ST, sóng T, sóng Q, tăng gánh thất trái, dày nhĩ dày thất. Đặc biệt trên điện tim nếu có dấu hiệu block nhánh trái, độ rộng QRS >130ms kèm chức năng tim EF <35% là một chỉ định cấy máy tái đồng bộ tim (CRT)
- X-Quang ngực: cũng không đặc hiệu để chẩn đoán suy tim, có thể thấy bóng tim to nếu suy tim nặng, buồng tim giãn
- Xét nghiệm: NT-proBNP, BNP là các peptid lợi niệu, tăng lên trong máu do sự căng giãn các buồng tim. NT-proBNP tăng là một chỉ điểm của suy tim
- Các xét nghiệm khác: HbA1C, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chức năng gan, thận..
V. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ SUY TIM
- Thay đổi lối sống:
Các biện pháp thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong quản lý suy tim:
- Chế độ ăn uống: Hạn chế muối (<2g/ngày), ăn nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế mỡ động vật thay bằng dầu thực vật, hạn chế ăn phủ tạng động vật để giảm phù và khó thở.
- Tập luyện thể dục: Tham gia chương trình phục hồi chức năng tim mạch, ưu tiên hoạt động aerobic nhẹ nhàng.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì chỉ số BMI trong khoảng 18.5–24.9.
- Ngưng hút thuốc và hạn chế rượu: Giảm nguy cơ tiến triển bệnh.
- Điều trị nội khoa
Trong điều trị suy tim, đặc biệt là suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF), các thuốc không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn kéo dài tuổi thọ, giảm tái nhập viện, và cải thiện chất lượng sống. Dưới đây là nhóm thuốc chính và cách chúng hoạt động:
Thuốc |
Cách hoạt động |
Lưu ý |
Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) hoặc Chẹn thụ thể angiotensin (ARB):
Ví dụ thuốc ACEI |
Enalapril, Lisinopril |
Ví dụ thuốc ARB |
Losartan, Valsartan |
|
Chúng giúp giãn mạch máu, làm tim bơm máu dễ hơn và giảm huyết áp. Khi tim không phải làm việc quá vất vả, nó sẽ đỡ bị "mòn sức", từ đó giúp kéo dài tuổi thọ. |
- - Có thể gây ho khan dai dẳng (ACEI), khi đó bác sĩ sẽ chuyển sang ARB.
- - Cần theo dõi chức năng thận và kali máu thường xuyên.
|
Thuốc ức chế beta (Beta-blockers):
Ví dụ: Bisoprolol, Metoprolol Succinate, Carvedilol,...
|
Giúp làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, giúp tim nghỉ ngơi tốt hơn giữa các lần co bóp. Tim ít bị "kiệt sức" hơn và hoạt động hiệu quả hơn. |
- Dùng liều thấp, tăng dần theo chỉ dẫn bác sĩ.
- Lúc đầu có thể mệt hơn nhưng lợi ích về lâu dài rất rõ ràng. |
Thuốc kháng aldosterone (MRA)
Ví dụ: Spironolactone, Eplerenone,..
|
Chúng chống giữ muối và nước, đồng thời ngăn sẹo hóa cơ tim (xơ hóa). Từ đó, giúp giảm nguy cơ tử vong. |
- Cần theo dõi kali máu, vì thuốc có thể làm tăng kali, gây nguy hiểm nếu không kiểm soát.
- Không dùng cho người suy thận nặng.
|
Thuốc lợi tiểu:
Ví dụ: Furosemide, Torsemide, Bumetanide,.. |
Đây là thuốc giảm triệu chứng, không cải thiện sống còn, nhưng rất quan trọng để giảm phù và khó thở. |
- Không nên lạm dụng, vì dùng quá liều có thể gây mất nước, rối loạn điện giải (mất natri, kali, magiê).
- Người bệnh nên cân hàng ngày, nếu tăng >2kg trong 2 ngày → cần tăng liều thuốc theo hướng dẫn bác sĩ.
|
Thuốc ức chế SGLT2 (thuốc tiểu đường nhưng có lợi cho tim):
Ví dụ: Dapagliflozin, Empagliflozin,...
|
Ban đầu là thuốc trị tiểu đường, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy chúng giúp giảm tử vong và nhập viện ở bệnh nhân suy tim – kể cả khi không có đái tháo đường.
Chúng giúp cơ thể thải bớt đường và muối qua nước tiểu, từ đó giảm gánh nặng cho tim, đồng thời có cơ chế đặc biệt giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.
|
- Có thể gây nhiễm nấm vùng sinh dục ở một số người.
- Không nên dùng khi thận yếu nặng (bác sĩ sẽ xét chỉ số eGFR).
|
Thuốc ARNI (Sacubitril/Valsartan):
Tên thương mại: Uperio, Entresto,… |
Kết hợp giữa một ARB và một chất giúp duy trì tác dụng của các hormone tốt cho tim, giúp giảm tử vong và nhập viện hiệu quả hơn cả ACEI. |
- Không được dùng chung hoặc liền sau khi ngưng ACEI (phải cách ít nhất 36 giờ).
- Có thể gây tụt huyết áp, cần khởi đầu chậm, theo dõi sát.
|
Bảng 5.1. Nhóm thuốc điều trị suy tim
|
Liều khởi đầu |
Liều đích |
ỨC CHẾ MEN CHUYỂN (ACE-I) |
Captoprila |
6.25 mg t.i.d. |
50 mg t.i.d. |
Enalapril |
2.5 mg b.i.d. |
10-20 mg b.i.d. |
Lisinoprilb |
2.5 – 5 mg o.d. |
20 – 35 mg o.d. |
Ramipril |
2.5 mg b.i.d |
5 mg b.i.d. |
Trandolaprila |
0.5 mg o.d. |
4 mg o.d. |
ARNI |
Sacubitril/valsartan |
49/51 mg b.i.d.c |
97/103 mg b.i.d.c |
CHẸN BETA |
Bisoprolol |
1.25 mg o.d. |
10 mg o.d |
Carvedilol |
3.125 mg b.i.d. |
25 mg b.i.d.e |
Metoprololsuccinate (CR/XL) |
12.5-25 mg o.d. |
200 mg o.d. |
Nebivolold |
1.25 mg o.d. |
10 mg o.d. |
MRA |
Eplerenone |
25 mg o.d. |
50 mg o.d. |
Spironolactone |
25 mg o.d.f |
50 mg o.d. |
ỨC CHẾ SGLT2 (SGLT2-I) |
Empagliflozin |
10 mg o.d. |
10 mg o.d |
Dapagliflozin |
10 mg o.d. |
10 mg o.d |
ỨC CHẾ THỤ THỂ AT1 ANGIOTENSIN II (ARB) |
Candesartan |
4 mg o.d. |
32 mg o.d. |
Losartan |
50 mg o.d. |
150 mg o.d. |
Valsartan |
40 mg b.i.d. |
160 mg b.i.d. |
CÁC THUỐC KHÁC |
Ivabradine |
5 mg b.i.d. |
7.5 mg b.i.d. |
Vericiguat |
2.5 mg o.d. |
10 mg o.d. |
Digoxin |
62.5 µg o.d. |
250 µg o.d. |
Hydralazine/Isosorbide dinitrate |
37.5 mg t.i.d./ 20 mg t.i.d. |
75 mg t.i.d./ 40 mg t.i.d |
Bảng 5.2. Liều lượng các thuốc điều trị STPSTM giảm đã được nghiên cứu chứng minh
Thuốc |
Liều khởi đầu |
Liều tối đa |
Chu kỳ dùng |
Lợi tiểu quai |
Bumetanide |
0.5 - 1.0 mg ngày một / hai lần |
10 mg |
4 - 6 giờ |
Furosemide |
20 - 40 mg ngày một / hai lần |
600 mg |
6 – 8 giờ |
Torsemide |
10 - 20 mg ngày một lần |
200 mg |
12 – 16 giờ |
Ethacrynic acid |
25 – 50 mg ngày một / hai lần |
200 mg |
6 giờ |
Lợi tiểu nhóm thiazide và giống thiazide |
Chlorothiazide |
250-500 mg ngày một / hai lần |
1000 mg |
6 - 12 giờ |
Chlorthalidone |
12.5-25 mg ngày một lần |
100 mg |
24 - 72 giờ |
Hydrochlorothiazide |
25 mg ngày một / hai lần |
200 mg |
6 - 12 giờ |
Indapamide |
2.5 mg ngày một lần |
5 mg |
36 giờ |
Metolazone |
2.5-5.0 mg ngày một lần |
5 mg |
12 - 24 giờ |
Lợi tiểu giữ kali |
Amiloride |
5.0 mg ngày một lần |
20 mg |
24 giờ |
Triamterene |
50 đến 100 mg ngày hai lần |
300 mg |
7 - 9 giờ |
Thuốc đối kháng Arginine Vasopressin (Lợi tiểu thải nước) |
Satavaptan |
25 mg ngày một lần |
50 mg ngày một lần |
Chưa xác định |
Tolvaptan |
15 mg ngày một lần |
60 mg ngày một lần |
Chưa xác định |
Lixivaptan |
25 mg ngày một lần |
250 mg ngày hai lần |
Chưa xác định |
Conivaptan (TTM) |
20 mg liều nạp (sau đó TTM) |
100 mg ngày một lần |
7 - 9 giờ |
20 mg tiếp tục TTM/ngày |
40 mg TTM |
Bảng 5.3. Các lợi tiểu được sử dụng điều trị ứ dịch trong suy tim mạn
Các thuốc điều trị chính: 4 nhóm thuốc được coi là tứ trụ trong điều trị suy tim được khuyến cáo nhóm I (SGLT2;ARNI/ACE/ARB; chẹn Beta giao cảm; Lợi tiểu kháng Aldosteron): Cần điều chỉnh đến liều đích theo sự dung nạp của bệnh nhân |
Thuốc |
Chống chỉ định |
Tác dụng phụ |
Khuyến cáo |
Thuốc ức chế kênh đồng vận natri – glucose 2 (SGLT2i)
Các thuốc thường dùng
Empagliflozin (Jardiance)
Dapagliflozin (Forxiga) |
Bệnh nhân suy thận nặng.
(Tình trạng giảm nhẹ mức lọc cầu thận ngay sau khi khởi trị có thể gặp và thường phục hồi tốt, nhìn chung không dẫn tới ngừng thuốc). |
Hạ đường huyết
Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu – sinh dục
Giảm cân
Giảm mức lọc cầu thận thoáng qua |
Dùng thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
|
Thuốc ức chế Neprilysin – thụ thể Angiotensin (ARNI)
Các thuốc thường dùng
Sacubitril/Valsartan (Uperio)
|
Tiền sử phù mạch với thuốc ACEI, suy thận, hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai |
Mệt mỏi.
Chóng mặt.
Ho khan.
Da ngứa hoặc phát ban.
Tiêu chảy.
Hiếm khi, sưng mặt, lưỡi, tay hoặc chân (gọi bác sĩ ngay lập tức nếu điều này xảy ra). |
Dùng thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Tránh uống rượu, vì nó có thể dẫn đến chóng mặt.
Cần lưu ý ngưng thuốc ACEI ít nhất 36 giờ (nếu đang dùng) trước khi khởi trị thay thế bằng ARNI |
Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Các thuốc thường dùng:
Perindopril (Coversyl)
- Captopril
- Enalapril
- Lisinopril
- (Zestril)
|
Huyết áp thấp, hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai. |
Mệt mỏi.
Chóng mặt.
Ho khan.
Da ngứa hoặc phát ban.
Tiêu chảy.
Hiếm khi, sưng mặt, lưỡi, tay hoặc chân (gọi bác sĩ ngay lập tức nếu điều này xảy ra). |
Dùng thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Để giảm nguy cơ chóng mặt, hãy đứng dậy từ từ khi ngồi hoặc nằm và tránh tập thể dục gắng sức.
Tránh uống rượu, vì nó có thể dẫn đến chóng mặt. |
Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin (ARB)
Các thuốc thường dùng:
Valsartan (Diovan)
- Irbesartan (Aprovel)
- Losartan
- (Cozaar)
- Telmisartan (Micardis)
|
Huyết áp thấp, hẹp động mạch thận hai bên, phụ nữ có thai. |
Mệt mỏi.
Chóng mặt.
Da ngứa hoặc phát ban.
Hiếm khi, sưng mặt, lưỡi, tay hoặc chân (gọi bác sĩ ngay lập tức nếu điều này xảy ra).
|
Dùng thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Để giảm nguy cơ chóng mặt, hãy đứng dậy từ từ khi ngồi hoặc nằm và tránh tập thể dục gắng sức.
Tránh uống rượu, vì nó có thể dẫn đến chóng mặt. |
Thuốc chẹn Beta giao cảm
Các thuốc thường dùng:
Metoprolol succinate
(Betaloc Zok*)
- Bisoprolol (Concor)*
- Nebivolol (Nebilet)
- Carvedilol (Dilatrend)
-
|
Suy tim đang ở giai đoạn mất bù, nhịp chậm, hen phế quản |
Mệt mỏi.
Chóng mặt.
Gây khó thở tạm thời và giữ dịch.
Nhịp tim chậm |
Dùng thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Dùng thuốc này ít nhất 2 giờ trước khi bạn dùng thuốc ức chế men chuyển.
Liều bắt đầu thường rất thấp và tăng dần trong khoảng thời gian 1-3 tháng, vì vậy hãy nhớ rằng liều của bạn sẽ thay đổi.
Vào buổi sáng, dùng thuốc này với thức ăn.
Vào buổi tối, dùng thuốc này ngay sau bữa tối, không phải trước khi đi ngủ. |
Thuốc lợi tiểu
Các thuốc thường dùng:
- Spironolactone (Verospiron)
- Furosemide (Lasix, Vinzix)
|
Suy thận nặng, tăng kali máu |
Đi tiểu thường xuyên.
Mệt.
Chóng mặt.
Chuột rút/co thắt cơ bắp.
Buồn nôn.
Mất kali, có thể gây ra: khô miệng, khát nước tăng, nhịp tim không đều, chuột rút cơ bắp, yếu cơ, mệt mỏi. |
Dùng thuốc này trong bữa ăn để tránh khó chịu cho dạ dày.
Dùng liều cuối cùng trước 5:00 chiều, để tránh phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
|
Bảng 5.4. Tác dụng không mong muốn và chống chỉ định của các thuốc nền tảng điều trị suy tim
- Thiết bị hỗ trợ và can thiệp:
- CRT (liệu pháp tái đồng bộ tim): Dành cho bệnh nhân HFrEF với EF ≤ 35% và QRS ≥ 120ms.
- ICD (máy khử rung tự động): Có chỉ định khi suy tim EF ≤35%, tiên lượng sống thêm ≥1 năm, còn triệu chứng dù đã điều trị nội khoa tối ưu do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh nhân có rối loạn nhịp thất nặng có thể gây mất huyết động.
- LVAD hoặc ghép tim: Xem xét ở bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối không đáp ứng điều trị nội khoa.
VI. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ Y TẾ CƠ SỞ:
6.1. Tuân thủ điều trị thuốc
Quên uống thuốc hoặc uống thuốc quá liều đều rất nguy hiểm. Thực tế không uống thuốc theo đơn là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân suy tim phải nhập viện.
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, kể cả đơn thuốc bảo hiểm y tế hay thuốc mua ngoài
- Khi có bất kỳ thắc mắc, lo lắng về thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ
- Tạo thói quen uống thuốc đúng giờ và đúng liều.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn
- Không tự ý ngưng thuốc, kể cả khi BN thấy khỏe lên
6.2. Quản lý chế độ ăn – uống
- Hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày
- Hạn chế lượng muối ăn vào: từ 2000 mg đến 3000 mg Natri mỗi ngày
- Thừa muối trong cơ thể sẽ dẫn đến hai hậu quả là thừa dịch và tăng huyết áp và cả 2 hậu quả này đều khiến cho quả tim phải làm việc vất vả hơn và suy yếu nhanh hơn.
- Định lượng muối trong gia vị
Tương đương 5g muối (khoảng 2000mg natri)
- Hướng dẫn BN và người nhà cách giảm lượng muối trong chế độ ăn
- Không nêm thêm muối khi nấu hoặc không chấm muối
- Đọc hàm lượng muối trong thực phẩm
- Chọn loại thực phẩm chứa ít muối
- Tránh những loại nhiều muối
- Uống nước vừa đủ (1.5-2 l/ngày)
Hãy nhớ rằng, cần phải tính cả lượng nước trong thức ăn như:
- Súp, cháo
- Kem, sữa chua
- Sữa
- Thạch
- Nước hoa quả
- Các loại quả và rau chứa nhiều nước
- Một cách để giảm lượng dịch vào đó là uống ít hơn. Một số mẹo để uống ít nước hơn:
- Uống bằng ly nhỏ hơn
- Tránh ăn các loại trái cây chứa nhiều nước
- Nhai kẹo cao su
- Súc miệng với nước khi khát hoặc ngậm 1 viên nước đá lạnh
6.3. Tập thể dục – vận động vừa sức
Tư vấn cho bệnh nhân những lợi ích của việc tập thể dục: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân suy tim được tập luyện theo một chương trình phù hợp có thể giúp tăng cường sức khoẻ trái tim, ít phải nhập viện hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn và ít gặp biến chứng của bệnh hơn.
Tập luyện mỗi ngày sẽ giúp:
- Giấc ngủ ngon hơn
- Duy trì cân nặng hoặc giảm cân nếu thừa cân
- Cải thiện tâm trạng và khí sắc
- Cải thiện chức năng tim
Bệnh nhân đã lớn tuổi nên lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng. Đảm bảo có 1 người khác cùng luyện tập. Luôn phải có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong lúc tập và hãy dừng lại nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn thấy mệt hoặc khó thở
Ngưng tập luyện ngay nếu có các triệu chứng sau:
- Đau tức ngực, cổ, cánh tay, hàm, vai
- Buồn nôn
- Hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ
- Thở nhanh, nông hơn bình thường
- Mệt hơn bình thường
- Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường
6.4. Tiêm vắc – xin phòng cúm và phế cầu
- Khuyến khích bệnh nhân tiêm phòng cúm và phế cầu vì viêm phổi do cúm là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân suy tim phải nhập viện.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm virus cúm influenza làm tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Tiêm vắc-xin phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ người mắc bệnh tim mạch tránh các biến chứng do cúm
- Tiêm phòng cúm cần nhắc lại hàng năm vì virus cúm biến đổi liên tục và lượng kháng thể chống virus cúm giảm dần theo thời gian.
6.5. Nhận biết các triệu chứng suy tim
TRIỆU CHỨNG |
HÀNH ĐỘNG |
Nếu bạn:
- Không khó thở
- Không đau ngực
- Không thay đổi cân nặng so với ngày hôm qua
- Không bị phù mắt cá chân
- Không thay đổi khả năng gắng sức
|
Điều đó có nghĩa bệnh của bạn đang được kiểm soát tốt
- Duy trì uống thuốc hàng ngày theo đơn của BS
- Cân trọng lượng hàng ngày và ghi vào sổ
- Ăn chế độ ăn giảm muối
- Tái khám đúng hẹn
|
Nếu bạn:
- Cần kê nhiều gối hơn để ngủ
- Cảm thấy khó thở hơn khi gắng sức
- Tăng > 2kg trong vòng 3 ngày
- Xuất hiện phù hoặc mức độ phù tăng lên
- Cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ hoặc ho liên tục không ngừng
- Khò khè hoặc tức nặng ngực ngay cả khi nghỉ
- Thức giấc ban đêm vì khó thở
- Chóng mặt, mệt mỏi, lảo đảo
|
Gọi điện đến phòng khám Suy tim để được gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng
Hoặc đi tái khám sớm trước hẹn |
Nếu bạn:
- Khó thở không ngừng, cảm giác như muốn ngất
- Ho, khạc ra bọt hồng
- Đau thắt ngực hoặc các triệu chứng như cơn nhồi máu cơ tim
- Tim đập nhanh hoặc không đều khiến bạn cảm thấy choáng váng
- Ngất, mất ý thức
|
Hãy gọi cấp cứu 115 ngay |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế Việt Nam, Quyết định số 1857/QĐ-BYT, năm 2022: Hướng dẫn chẩn đoán & điều trị suy tim.
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp và mạn (Ban hành kèm theo Quyết định 1857/QĐ-BYT ngày 05/7/2022 của Bộ trưởng Bộ y tế).
- Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn tính năm 2022 của Hội tim mạch học Việt Nam.
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2022 của Phân hội Tăng huyết áp và Hội tim mạch học Việt Nam (VSH/VNHA