tin tuc

Hưởng ứng Ngày Thị giác Thế giới 10/10//2024 - “Bảo vệ đôi mắt cho trẻ”

Thứ tư - 09/10/2024 23:28
Sự phát triển của xã hội mang lại nhiều lợi ích trong đời sống, làm việc, học tập và giải trí cho mỗi chúng ta trong số đó thì công nghệ là lĩnh vực phát triển mạnh. Trẻ em được hưởng thành quả sự phát triển này. Tuy nhiên, công nghệ số mang lại nhiều lợi ích nhưng sự phụ thuộc vào nó có thể gây ra các vấn đề về thị lực cho mỗi chúng ta và trẻ nhỏ.
Để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, mỗi bậc phụ huynh, thầy cô giáo nên hướng dẫn cho trẻ thực hiện tốt các vấn đề sau:
1. Loại bỏ những thói quen có hại cho mắt
Trẻ em thường rất tò mò và thích khám phá mọi điều mới mẻ xung quanh (nhất  là lứa tuổi từ 0 đến 6 tuổi). Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ chưa có đủ nhận thức về việc của mình làm có thể gây hại cho mắt. Để bảo vệ mắt trẻ, chúng ta cần giám sát chặt chẽ và hướng dẫn trẻ từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến mắt, như:
  • Tránh dụi mắt, vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Không chơi các vật nhọn hoặc đồ chơi tiếp xúc gần mắt, tránh gây thương tổn.
  • Không để trẻ ôm ấp hoặc dụi mặt vào thú cưng, vì lông thú có thể gây kích ứng mắt và các vấn đề về dị ứng.
2. Đeo kính bảo hộ, kính mát khi cần thiết
Tia UV (tia tử ngoại hay tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng... Do đó, đeo kính mát hoặc kính bảo hộ cho trẻ mỗi khi ra ngoài trời nắng là rất quan trọng. Đeo kính giúp giảm thiểu tác động của tia UV và bảo vệ mắt trẻ khỏi bụi bẩn, côn trùng và các vật thể lạ khác có thể gây hại. Cho trẻ đi bơi, nên cho trẻ đeo kính bơi.
3. Sử dụng các thiết bị điện tử
Trong kỷ nguyên số, trẻ em ngày càng tiếp xúc sớm và thường xuyên với các thiết bị điện tử. Các hoạt động như học tập, giải trí và chơi game đều có thể  qua màn hình.Tuy nhiên, ánh sáng xanh (phát ra từ các thiết bị điên tử) gây hại cho mắt trẻ, làm giảm độ tương phản thị lực, gây mỏi mắt và ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.
Các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt cho trẻ bằng cách thiết lập thời gian và khoảng cách an toàn khi sử dụng, khuyến cáo:
  • Thời gian: Trẻ dưới 1 tuổi: không tiếp xúc với thiết bị điện tử. Trẻ từ 2 đến 4 tuổi, sử dụng nên giới hạn dưới 1 giờ mỗi ngày và cần chia thời lượng sử dụng thành các khoảng thời gian ngắn 15 - 30 phút.
  • Khoảng cách: Khoảng cách an toàn khi sử dụng thiết bị điện tửlà khoảng 30 - 40cm, và đối với thiết bị đặt cố định như máy tính, khoảng cách nên là 3 - 4 lần đường chéo màn hình.
  • Tránh xem thiết bị trong bóng tối mà nên chọn không gian đủ ánh sáng
4. Tư thế học tập
Ngồi học đúng tư thế giúp đảm bảo khoảng cách phù hợp từ mắt tới sách vở, màn hình máy tính,… giúp hạn chế tối thiểu điều tiết quá mức của mắt, tránh gây ảnh hưởng tới thị lực và khiến trẻ mệt mỏi. Tư thế ngồi học đúng:
  • Trẻ ngồi học có chiều cao bàn ghế phù hợp.
  • Lưng, đầu và cổ thẳng hàng, không nghiêng hay vẹo khi ngồi học.
  • Khoảng cách từ mắt đến sách, vở, màn hình máy tính khoảng 30-40cm.
  • Hai tay đặt thoải mái trên bàn.
  • Phòng học đủ ánh sáng cho trẻ khi học.
Ảnh: Tư thế ngồi học
Ảnh: Tư thế ngồi học
5. Bổ sung dinh dưỡng cho mắt
Cách đơn giản và tự nhiên nhất để bổ sung các dưỡng chất này là qua chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Phụ huynh tìm hiểu về các loại thực phẩm giàu dưỡng chất sau:
  • Omega 3 (DHA/EPA): Cần thiết cho việc duy trì độ ẩm cho mắt, giúp nuôi dưỡng mắt và thúc đẩy sự phát triển của tế bào mắt.
  • Vitamin A và Vitamin E: Chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống viêm và loại bỏ gốc tự do có hại, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi tổn thương mắt.
  • Lutein và Zeaxanthin: Ddưỡng chất hỗ trợ tạo lớp màng lọc ánh sáng xanh, giúp bảo vệ đôi mắt khỏi tác động xấu từ việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử./.

Tác giả bài viết: ThBs.Võ Văn Dược - Khoa Mắt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây