tin tuc

Bệnh động kinh và các dạng thường gặp

Thứ hai - 10/10/2022 22:09
Bệnh động kinh và các dạng thường gặp
1. BỆNH ĐỘNG KINH LÀ GÌ?
Động kinh là một bệnh lý của não bộ, do sự phóng điện quá mức của một nhóm tế bào thần kinh, gây ra những cơn – cơn mang 04 tính chất sau đây:
  • Xuất hiện đột ngột: Cơn bất chợt, không biết trước
  • Định hình: Các cơn biểu hiện giống nhau
  • Cơn xảy ra ngắn, tính bằng phút, bằng giây.
  • Tái phát
Bệnh động kinh và các dạng thường gặp


2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VÀ TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH ĐỘNG KINH

  • Động kinh là bệnh lý tương đối phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dao động từ 0,5 đến 1% dân số.
  • Hơn 70% bệnh nhân động kinh khi được điều trị tốt sẽ kiểm soát được cơn động kinh và vẫn có cuộc sống bình thường
  • Nếu không được điều trị sớm cơn sẽ xuất hiện nhiều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, biến đổi nhân cách, sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập, lao động và phạm pháp.
3. NGUYÊN NHÂN CỦA ĐỘNG KINH
  • Tai biến khi sinh: Ngạt khi sinh, chấn thương não khi sinh
  • Tổn thương não: Viêm não, Viêm màng não , u não, tai biến mạch máu não, phình mạch não, thoái hóa não
  • Nhiễm độc( Chất độc, rượu)
  • Di truyền( chiếm 2-3 % trong các trường hợp động kinh).
  • Không tìm thấy nguyên nhân
4. CÁC LOẠI ĐỘNG KINH THƯỜNG GẶP
4.1. Cơn co giật toàn thể: Xuất hiện 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn co cứng: Khoảng 15 đến 30 giây
  • Người bệnh đột ngột mất ý thức, ngã vật.
  • Toàn thân co cứng
  • Giai đoạn co giật: Khoảng 30 đến 60 giây
  • Toàn thân co giật nhịp nhàng
  • Mắt trợn ngược và chớp theo nhịp co giật.
  • Sùi bọt mép
  • Ngừng thở
  • Có thể đại, tiểu tiện ra quần, cắn vào lưỡi.
  • Giai đoạn doãi cơ và phục hồi:
  • Các cơ giãn ra.
  • Thở trở lại.
  • Người bệnh dần tỉnh lại hoặc ngủ một giấc sâu.
  • Khi tỉnh không biết chuyện gì xảy ra trong cơn.
4.2. Cơn co giật cục bộ:
  • Co giật một hoặc bộ phận của cơ thể.
  • Một số trường hợp co giật lan ra cùng một bên hoặc ra toàn thân thành cơn co giật toàn thể.
  • Ý thức có thể mất một phần hoặc không mất.
  • Tùy thuộc vào mức dộ mất ý thức mà sau cơn người bệnh nhận biết được những gì xảy ra trong cơn.
Dạng EEG của bệnh nhân động kinh
Dạng EEG của bệnh nhân động kinh
 4.3. Cơn vắng ý thức (Thường gặp ở trẻ em)
  • Đột ngột mất ý thức thoáng qua khoảng 15 giây.
  • Thường thấy biểu hiện: Sững người đờ đẫn, ngừng các hoạt động đang thực hiện( Ví dụ: rơi bút hoặc nguệch ngoạc khi đang viết, rơi bát đũa khi đang ăn).
  • Tiến triển phần lớn bệnh tự khỏi nhưng có biến đổi nhân cách ít nhiều, một số chuyển sang cơn động kinh khác
4.4. Loại cơn co gấp cơ ở trẻ em
Biểu hiện bằng cơn co gấp cơ từng phần ở mặt, cổ, chi và thân mình, hay gặp ở cổ và chi trên hơn , thường kèm theo các rối loạn tâm thần.
4.5. Động kinh cơn mất trương lực

Cơn động kinh mất trương lực còn gọi là cơn động kinh vô lực. Đột nhiên người bệnh mất hết trương lực cơ, ngồi sụp, ngã khuỵ xuống, người mềm nhũn, cơn thường kéo dài 30 đến 60 giây.
Hết cơn người bệnh tự ngồi dậy, ý thức vẫn tỉnh.
4.6. Động kinh tâm thần vận động ( Động kinh thái dương)

Người bệnh không biểu hiện cơn co giật, mà bằng cơn rối loạn tâm thần, cơn kéo dài hơn các loại cơn khác, thường từ vài ngày đến hàng tuần. Biểu hện thường là ảo giác, hoang
tưởng, kích động, nói nhiều hoặc phối hợp các triệu chứng trên trong cơn ý thức bị thu hẹp
4.7. Động kinh trạng thái

Là trạng thái trong đó các cơn xảy ra liên tiếp, cơn nọ tiếp cơn kia, thường có hai thể sau     đây:
  • Động kinh trạng thái thể cơn lớn: Giữa hai cơn trong tình trạng hôn mê, kèm theo có nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết đờm dãi.
  • Động kinh trạng thái thể cơn vắng ý thức: Nhiều cơn vắng liên tục nhưng giữa hai cơn vẫn có khoảng thời gian ý thức còn nguyên vẹn
4.8. Cơn thực vật
Thay vì các cơn co giật là các cơn rối loạn thần kinh thực vật, ví dụ: Tiết mồ hôi đầm đìa, cơn nấc liên hồi, cơn co thắt
4.9. Cơn cảm giác

Thay vì các cơn co giật là các cơn rối loạn cảm giác, ví dụ: như cơn ngứa, cơn đau
5. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
  • Dùng thuốc đều đặn đúng giờ hàng ngày như hướng dẫn
  • Chọn loại thuốc phù hợp với: Loại cơn, nguyên nhân động kinh, tuổi, thể lực và bệnh kèm theo
  • Tăng liều dần để tìm liều thấp nhất có tác dụng cắt cơn.
  • Điều trị đủ thời gian: Duy trì điều trị tối thiểu 2 năm sau cơn động kinh cuối cùng
  • Không được:
  • Tự động ngừng thuốc hay thay thế thuốc
  • Lao động quá sức, thức khuya
  • Làm việc trên cao, gần nước, gần lửa
  • Sử dụng các chất kích thích: Rượu , bia, nước chè.v.v…
  • Tránh: Sang chấn tâm lý
6. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG CƠN ĐỘNG KINH
  • Sốt cao và các bệnh cơ thể.
  • Thói quen sinh hoạt không tốt.
  • Sử dụng chất kích thích.
  • Sử dụng các thuốc làm giảm ngưỡng co giật
7. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
 
Thuốc gốc Biệt dược Liều ngày Hiệu quả và tác dụng với loại cơn
Người lớn Trẻ em Cơn lớn Cục bộ Cơn nhỏ Thái dương
Phenitoine Dihydan
Di latin
300-
400mg
  + +   +
Carbamazepine Tégrétol 600-
1200mg
20-
30mg/kg
+ +   +
Phenobarbital Luminal
Gardenal
60- 120mg 3-6 mg/kg + +    
Primidon Mysoline 750-
100mg/kg
10- 25
mg/kg
    +  
Methsuximide Celotin 600-
1200mg
      +  
Valprooate Dépakine Dalekin
Encorate
750-
1250mg
30-60
mg/kg
+ + + +
Trimethadione Trdione 900-
1200mg
30-60
mg/kg
    +  
8. XỬ TRÍ KHI BỆNH NHÂN ĐANG LÊN CƠN ĐỘNG KINH
8.1. Những điều nên làm
  • Đưa bệnh nhân đến nơi có mặt nền an toàn:
  • Mặt nền mềm: Không gây tổn thương khi bệnh nhân co giật
  • Không có vật nguy hiểm xung quanh: Tránh va chạm khi bệnh nhân lên cơn giật.
  • Nới rộng quần áo bệnh nhân.
  • Kê gối hoặc dưới đầu bệnh nhân và nghiêng đầu sang một bên.
  • Ngồi bên cạnh bệnh nhân để theo dõi và chăm sóc
8.2. Những điều không nên làm
  • Không nắm giữ( ghì, đè…) cơ thể bệnh nhân: khi thấy bệnh nhân thể bị co giật, không nên dùng sức mạnh của tay để hạn chế sự co giật của tay, chân bệnh nhân vì sẽ dễ gây nên trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương cơ.
  • Không đưa vật gì vào miệng bệnh nhân: Người nhà sợ bệnh nhân cắn vào lười nên
thường đưa đồ vật vào miệng để hạn chế cắn vào lưỡi. Nêu đồ vật quá cứng sẽ làm gãy răng hoặc nếu vật đó quá mềm sẽ gây gãy vật đó. Cả hai đều có khả năng gây tắc đường hô hấp
  • Không cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ nước gì khi đang co giật để tránh tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân.
9. THẾ PHỤC HỒI SAU CƠN
Bước 1 ( Hình A): Quỳ gối xuống một bện bệnh nhân, đặt cẳng tay của bệnh nhân gần nhất với bạn thẳng góc với cơ thể bệnh nhân, gập cánh tay lên trên
Bước 2 ( Hình B) : Đặt bàn tay của bạn lên mu bàn tay của bệnh nhân. Đặt gan bàn tay của bệnh nhân vào má bên đối diện của tay ( Ví dụ: Gan bàn tay phải đặt ở má trái).
Bước 3 (Hình C): Lấy tay của bạn đặt lên gối của chân bệnh nhân xa với người bạn, kéo gối lên để chân của bệnh nhân gấp lại và bàn chân còn áp sát nền( tay kia vẫn áp vào má bệnh nhân).
Bước 4 (Hình D): Bạn kéo gối của bệnh nhân về phía bạn do đó bệnh nhân sẽ quay mặt về phía bạn.

 
https://suckhoetoandan.vn/upload/20823/20181213/grab72665QCVN6_10.png


Ở tư thế này có các lợi điểm:
  • Đường hô hấp bệnh nhân được thông tốt
  • Nước bọt sẽ chảy ra ngoài
10. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH
10.1. Tư vấn về học tập và làm việc
  • Hạn chế học tập và làm việc quá căng thẳng.
  • Chú ý hạn chế làm các công việc vận hành máy móc và công việc liên quan đến leo trèo.
10.2. Chế độ sinh hoạt
  • Hạn chế bơi lội, nếu bơi lội nên có người đi cùng
  • Không dùng rượu bia và các chất kích thích.
  • Không được thức khuya.
11. ĐẾN KHÁM LẠI NGAY KHI:
  • Khi tần xuất cơn giật không giảm hoặc tăng lên: Điều đó chứng tỏ bệnh không đáp ứng với điều trị
  • Sau cơn co giật có biểu hiện lạ trong cơ thể, đặc biệt các biểu hiện về vận động hoặc cảm giác trong cơ thể, các biểu hiện dị ứng…
  • 3. Phụ nữ khi muốn có thai, đang có thai hoặc đang cho con bú.
12. KHI NÀO NGỪNG UỐNG THUỐC:
12.1. Muốn ngừng uống thuốc phải có điều kiện sau:
  • Không có cơn động kinh trong ít nhất 2 năm
  • Không có các biến chứng về thần kinh( liệt, mất cảm giác…)
  • Không có bệnh cơ thể gây ra động kinh còn tồn tại. Có sự giám sát của nhân viện y tế.
12.2. Cách ngừng thuốc:
  • Giảm liều từng bước.
  • Thời gian giảm liều trong 6 tháng.
  • Chú ý các biểu hiện sau khi ngừng thuốc: có khả năng cơn động kinh tái phát, mất ngủ sau khi ngừng thuốc…
13. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐỘNG KINH:
13.1. Động kinh có phải do ma quỷ, nợ tiền kiếp trước không?
Có người cho rằng động kinh do ma quỷ hoặc kiếp trước ăn ở thất đức, vì vậy để hết cơn động kinh gia đình phải cúng bái.
Quan niệm như trên hoàn toàn không đúng, động kinh là do nguyên nhân nêu trên.Một số chưa tìm thấy nguyên nhân vì tổn thương kín đáo, chưa có phương tiện tối tân để tìm ra
tổn thương cụ thể, những trường hợp này các cơn động kinh đều được khống chế bằng các thuốc chống động kinh
13.2. Khi trẻ bị động kinh cha mẹ nên chăm sóc con như thế nào?
  • Đối xử như những trẻ khác, không phân biệt hay kỳ thị.
  • Tránh các yếu tố kích thích cơn động kinh như đã nêu ở trên.
13.3. Trẻ bị động kinh có nên đi học không?
Trẻ bị động kinh nên được đi học để hòa nhập với xã hội và phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy  nhiên cha mẹ nên chú ý:
  • Biết được khả năng của con mình
  • Đặt các mục tiêu phù hợp với khả năng của con.
  • Luôn hỗ trợ, chứ không nên làm thay.
  • Động viên kịp thời các điều tốt của con.
  • Làm tăng lòng tin của con.
  • Chế độ học phù hợp và không quá căng thẳng.
13.4. Phụ nữ bị động kinh nên lập gia đình không?
  • Cần quan tâm đến khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc của người mẹ.
  • Không nên quan niệm khi lập gia đình sẽ hết bệnh động kinh, nên được điều trị theo dõi đầy đủ.
  • Khi muốn có thai, Phụ nữ nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và theo dõi việc sử dụng thuốc cho phù hợp.
13.5. Khi mang thai có ảnh hưởng đến động kinh không? Và thuốc động kinh có ảnh hưởng đến thai không?
  • Mang thai vừa có sự thay đổi nội tiết và tâm lý, vừa phải luôn mang vác thai nhi trong thời gian mang thai, vì vậy ít nhiều đều có ảnh hưởng bất lợi khi bị động kinh mà mang thai.
  • Thuốc động kinh có ảnh hưởng đến thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
13.6. Cơn động kinh có ảnh hưởng đến thai không?
Bản chất cơn co giật của động kinh không ảnh hưởng đến sự co thắt tử cung. Tuy nhiên, khi bị cơn co giật có thể các vấn đề khác ảnh hưởng đến thai:
  • Té ngã của người mẹ
  • Thiếu Oxy trong máu của người mẹ do trong cơn co giật người mẹ bị ngừng thở, sẽ ảnh hưởng đến thiếu Oxy của thai.
  • Tâm lý người mẹ không ổn định.

Tác giả bài viết: Bs. Hoàng Đại Nhân – Khoa Tâm thần kinh

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây