tin tuc

Nhiễm trùng do liên cầu

Thứ ba - 11/10/2022 22:23
Nhiễm trùng do liên cầu
I. PHÂN LOẠI VI KHUẨN.
Nhiễm trùng do liên cầu

II. PHÂN NHÓM LIÊN CẦU
- Streptococcus pyogenes (A)
- Streptococcus agalactia (B)
- Streptococcus group D; S. bovis, S. Equinus
- Streptococcus pneumoniae
- Streptococcus không phân nhóm: S. salivarus, sanguin,  oralis, mutans, anginosus
III. NHIỄM LIÊN CẦU NHÓM A
1. Biểu hiện lâm sàng
 1.1. Bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlatine)
- Thường sau nhiễm liên cầu A, hiếm khi do liên cầu C, G
- Xuất hiện sau viêm họng, hiếm khi từ NT ngoài da hoặc sản khoa
- Ủ bệnh 2-5 ngày, thời kỳ lây nhiễm là 1 ngày trước khi bắt đầu TCLS
- Sốt rét run, đau họng, đau bụng, nôn
- Giai đoạn toàn phát sau 24-48h: phát ban từ ngực lan ra thân mình và các chi dưới, là các chấm màu đỏ. Đôi khi có ngứa. Sờ thô nhám
- Ban bắt đầu bong vảy từ ngày thứ 6, kéo dài cho đến ngày thứ 30.
- Lưỡi đỏ như quả dâu, xuất hiện từ ngày thứ 6 và mất ngày thứ 14
- Các trường hợp không điển hình có thể phát ban khư trú và bong vảy kín đáo 
Nhiễm trùng do liên cầu

1.2. Các dạng lâm sàng khác
- Nhiễm trùng xâm nhập:  
• HC sốc do độc tố của liên cầu, phần lớn do liên cầu A, 1 số ít do C, G.
• Biểu hiện nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và tràn mủ màng phổi, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc. 
- Hội chứng sốc do độc tố liên cầu: 
• Thường thứ phát sau nhiễm trùng da hoặc dưới da, hiếm khi từ đường sinh dục hoặc phổi.
• Sốc xuất hiện sau 24-72h kèm theo sốt, hạ huyết áp, ban tinh hồng nhiệt, tiêu chảy. Tiến triển đến suy các tạng và HC suy hô hấp cấp.
2. Biến chứng
2.1. Biến chứng của tinh hồng nhiệt
- Biến chứng tai mũi họng
- Viêm thận kẽ: xuất hiện muộn và có thể khỏi
- Bệnh lý khớp (3-5%)
2.2. Các hội chứng sau nhiễm liên cầu
- Thấp khớp cấp sau nhiễm liên cầu (4-25 tuổi)
- Viêm cầu thận cấp
- Hồng ban nút
Xuất hiện 15-20 ngày sau nhiễm liên cầu hoặc bị tinh hồng nhiệt
a/ Thấp khớp cấp:
Các biểu hiện lâm sàng có thẻ xuất hiện đơn độc ở 1 cơ quan hoặc có thể phối hợp nhiều cơ quan với nhau:
- Các biểu hiện ở khớp; viêm đa khớp (sưng nóng đỏ đau các khớp nhỡ) 
+  Khớp viêm có thể khỏi không để lại di chứng
+ Hoặc có thể ảnh hưởng tới 1 số khớp và gây viêm nhiều lần, mỗi lần có kèm theo sốt
+ Có thể có sưng đau 1 khớp nhỏ cùng với biểu hiện viêm của gân và các tổ chức ngoại vi của khớp (cần phân biệt với viêm mủ khớp hoặc viêm khớp phản ứng) nhưng cũng có thể chỉ là đau khớp đơn thuần
 - Các biểu hiện ở tim: có thể xuất hiện ở tuần đầu tiên sau khi đau khớp
+ Tiếng thổi ở tim do hẹp van 2 lá
+ Viêm cơ tim (rối loạn nhịp tim, giảm dẫn truyền,…) -> suy tim  
- Các biểu hiện ngoài da:
Thường hiếm gặp
+ Các cục dưới da (cục Meynet), thường ở quanh các khớp lớn, mềm, không đau, kích thước từ vài mm -2cm
+ Các ban đỏ trên người, dạng dát, màu hồng, sau đó thẫm lại ở giữa. Vị trí ở thân mình và chi dưới.
- Dấu hiệu múa giật Sydenham: Các vận động không chủ động, hỗn loạn, lan tỏa, đối xứng hai bên. Giảm dần tự nhiên sau vài tháng.
b/ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu
- Xuất hiện sau nhiễm LC từ 10-21 ngày, thường sau nhiễm LC da hơn là ở họng. Sốt, đau bụng, nôn, phù mi mắt, mặt và chi dưới, tăng HA.
c/ Hồng ban nút
- Viêm da và tổ chức dưới da dạng cục, sưng đau, thường tập trung ở chi dưới .
3. Chẩn đoán
3.1. Bệnh tinh hồng nhiệt
- Chẩn đoán dựa vào lâm sàng
- Test chẩn đoán nhanh nhiễm liên cầu ở họng
- Cần phân biệt với các ban có nguồn gốc vi rút (rubella, echo virus, CMV, EBV, adeno virus), dị ứng thuốc, ….
3.2. Nhiễm liên cầu xâm lấn
- Khẳng định bằng cấy máu hoặc cấy dịch ở các cơ quan bi bệnh
3.3. Sốc do độc tố của liên cầu
 - Các dấu hiệu gợi ý: tăng creatinin, hạ tiểu cầu, CIVD, suy hô hấp cấp tiến triển, tăng men gan, tổn thương phát ban trên da lan tỏa và có bong vảy, hoại tử da hoặc tổ chức phần mềm 
3.4. Thấp khớp cấp:
- Dựa vào tiêu chuẩn Jones
3.5. Viêm cầu thận cấp
- Dựa vào lâm sàng
- Xét nghiệm có suy thận, hồng cầu niệu và protein niệu (+)
- ASLO có thể tăng (bằng chứng mới nhiễm LC), 
3.6. Hồng ban nút
 - ASLO tăng
- Triệu chứng lâm sàng 
4. Điều trị
4.1. Scarlatine
- Beta-lactam: Amoxicilline 6 ngày, Cefuroxim 4 ngày, Cefpodoxim 5 ngày
- Có thể dùng Penicillin V trong 10 ngày
- Dị ứng Beta-lactam, dùng Macrolid (tuy nhiên cần dựa vào đánh giá mức độ nhạy cảm KS này của vi khuẩn)
4.2. Nhiễm trùng xâm lấn
- Penicillin G hoặc Amoxicillin tiêm TM
4.3. Sốc do độc tố của liên cầu
 - Điều trị sốc
 - Clindamycin 
4.4. Thấp khớp cấp
- Điều trị chống viêm: Prednison 2mg/kg, 3-4 tuần, với trường hợp cơ biểu hiện tim nặng. Trường hợp nhẹ dùng a.salicylic 80-100mg/kg/ngày, 2 tuần, sau đó giảm xuống 75 mg/kg/ngày trong 3-6 tuần
- Điều trị kháng sinh: penicillin V, 10 ngày
- Macrolid nếu dị ứng và VK còn nhạy cảm
 - Clindamycin
4.5. Viêm cầu thận cấp
- Nghỉ ngơi, hạ HA
- Theo dõi lâm sàng: cân nặng, nước tiểu, phù

Tác giả bài viết: BS.Nguyễn Hữu Nghĩa – Khoa Bệnh Nhiệt Đới

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây