tin tuc

Một trường hợp hy hữu: xương mỏm trâm dài 6 cm đươc phẫu thuật tai khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viên đa khoa tỉnh Quảng Trị

Thứ sáu - 09/12/2022 21:03
1. Định nghĩa dài mỏm trâm:
Mỏm trâm là mỏm xương một đầu gắn vào xương thái dương. Chiều dài mỏm trâm bình thường là khoảng dưới 2- 2,5 cm, nhưng trên bênh nhân Trần Văn B. ở tại Cam Lộ  lại có phần xương mỏm trâm bị cốt hóa dài đến 6cm cả 2 bên  cực kỳ hiếm gặp và nguy hiểm.Ngày 12/10/2022 vừa qua, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị đã phát hiện bệnh lý dài mỏm trâm và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân.
Mỏm trâm của bệnh nhân B đã được cắt bỏ
Mỏm trâm của bệnh nhân B đã được cắt bỏ
2. Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân Trần Văn B vào viện trong tình trạng đau rát vùng họng, khó nuốt như mắc phải xương cá. Bệnh nhân cũng đã đi khám nhiều nơi nhưng chỉ được chẩn đoán là viêm amidan và vẫn tiếp tục uống thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thuyên giảm mà có triệu chứng gia tăng Ngay khi thăm khám tôi đã nhận định đây không chỉ là triệu chứng viêm amidan thông thường mà bệnh dài xương mỏm trâm. Bệnh này khá hiếm gặp và khó chẩn đoán, cần kinh nghiệm lâu năm và ứng dụng kỹ thuật chụp phim CTscan  để có thể đo được kích thước chiều dài xương mỏm trâm một cách chính xác nhất. Tiến hành chụp CT và đo kích thước 6cm gần gấp 3 lần người bình thường,
Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định tiến hành phẫu thuật nội soi cắt xương mỏm trâm qua đường miệng. Đây là phương pháp tối ưu nhất dành cho bệnh nhân, vừa an toàn lại không ảnh hưởng đến thẩm mỹ phần cổ. Tuy nhiên, mỏm trâm nằm dưới amidan và các cơ siết họng, phải cắt bỏ amidan và tách các cơ siết họng để bộc lộ mỏm trâm. Xung quanh có nhiều các bộ phận quan trọng như bó mạch cảnh, nếu phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm có thể làm tổn thương bó mạch cảnh, gây biến chứng chảy máu có thể nguy hiểm tới tính mạng, Sau phẫu thuât 3 ngày bệnh ổn đinh và ra viện.
Bộc lộ mỏm trâm của bệnh nhân B.
Bộc lộ mỏm trâm của bệnh nhân B.
Một số nghiên cứu cho biết triệu chứng hay gặp: nuốt đau (93,3%), nuốt vướng (100%). Sờ hố Amidan thấy đầu mỏm trâm (80,2%). Chiều dài mỏm trâm trung bình trên CTscan: 3,08 ± 0,67cm. Phần lớn các bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện sau phẫu thuật. Chiều dài mỏm trâm > 3cm có kết qu phẫu thuật tốt hơn. Dài mỏm trâm được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và chụp CTscan. Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định trong điều trị.Dài mỏm trâm  là hiện tượng bệnh lý do mỏm trâm dài ra quá mức bình thường, gây nên các triệu chứng khó chịu tại vùng họng và tai cho bệnh nhân. Bệnh lý dài mỏm trâm  được bác sĩ Watt Eagle mô tả lần đầu năm 1937, nên còn được gọi là “hội chứng Eagle”.
Hình ảnh dài mỏm trâm trên Ctscan.
Hình ảnh dài mỏm trâm trên Ctscan.

 
3. Khuyến nghị:
Tai bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Tri, đã trang bi máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có dựng hình tái tạo không gian 3 chiều nên việc chẩn đoán độ dài của mỏm trâm được chính xác hơn. Nên việc phát hiện bệnh được sớm và phẫu thuật hiệu quả. Tránh tình trạng đau đớn kéo dài. Nếu bệnh nhân nào có các triệu chứng nghi ngờ dài mỏm trâm  thì nên đến khám cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng nhằm phát hiện sớm và phẫu thuât sớm. Nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuôc sống cho bệnh nhân.

Tác giả bài viết: Bs CKII. Đinh Viết Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây