tin tuc

Hội chứng đau đầu

Chủ nhật - 25/12/2022 21:09
1.Đau đầu là gì?
 Đau đầu là triệu chứng đau ở đầu, mặt, cổ. Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp trong thực hành y khoa với tỷ lệ hiện mắc cả đời > 90%. Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau.
2.Phân loại đau đầu:
2.1.Đau đầu nguyên phát:
  • Đau đầu Migraine
  • Đau đầu kiểu căng thẳng(đau dầu căng cơ)
  • Đau đầu cụm và đau dây thần kinh V:Đau đầu cụm chu kỳ hoặc mạn tính,đau nửa đầu kịch phát chu kỳ hoặc mạn tính,cơn đau đầu ngắn dạng thần kinh có sung huyết kết mạc và chảy nước mắt (SUNCT)
  • Các đau đầu nguyên phát khác: Đau đầu kiểu dao đâm nguyên phát,đau đầu nguyên phát do ho,đau đầu nguyên phát do gắng sức.đau đầu liên quan tình dục nguyên phát.đau đầu do ngủ,đau đầu nguyên phát kiểu “sét đánh” (thunderclap),đau nửa đầu liên tục.đau đầu dai dẳng hàng ngày.
2.2.Đau đầu thứ phát:
  • Đau đầu liên quan đến chấn thương/ tai nạn vùng đầu cổ
  • Đau đầu kèm rối loạn mạch máu: nhồi máu não, xuất huyết não, vỡ dị dạng mạch máu não, …
  • Đau đầu kèm rối loạn nội sọ không phải mạch máu: các nguyên nhân gây tăng hoặc giảm áp lực dịch não tủy; viêm màng não vô trùng, các bệnh viêm không nhiễm trùng nội sọ, …
  • Đau đầu liên quan đến sử dụng, tiếp xúc các chất: khí CO, rượu, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc gây nghiện
  • Đau đầu kèm nhiễm trùng: nhiễm trùng nội sọ, nhiễm trùng hệ thống
  • Đau đầu liên quan đến rối loạn chuyển hóa: giảm oxy, tăng CO2 như khi lặn sâu hoặc lên cao; tăng huyết áp
  • Đau đầu kèm rối loạn ở sọ não, mắt, mũi, xoang, răng miệng hoặc các cấu trúc vùng mặt khác
  • Đau đầu liên quan đến tâm thần: rối loạn dạng cơ thể, trầm cảm, lo sợ, ảo tưởng, ám ảnh xã hội,…
3.Đau đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Biểu hiện lâm sàng của đau đầu có thể rất khác nhau, từ các tình trạng dễ nhận biết đến các triệu chứng mơ hồ và dễ gây khó khăn trong chẩn đoán. Đau đầu có thể không ảnh hưởng tới tính mạng tuy nhiên các cơn đau đầu thường xuyên có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị khi các cơn đầu xuất hiện với tần suất cao hơn, đặc biệt là khi thấy xuất hiện các dấu hiệu “Cờ đỏ” (RED FLAGS)
  • Triệu chứng toàn thân: sốt, phát ban, cứng cổ, giảm cân, đau nhức cơ, có bệnh đồng mắc (ung thư, bệnh lý mạn tính đang điều trị ức chế miễn dịch, nhiễm trùng, HIV)
  • Triệu chứng của hệ thần kinh: thay đổi nhận thức, lú lẫn, yếu liệt, mất cảm giác, thất điều
  • Đau đầu xảy ra lần đầu tiên và tồi tệ nhất bệnh nhân từng trải qua, một cơn đau đầu khác với những cơn trước đây
  • Khới phát đột ngột sét đánh, trở nặng trong vòng < 1 phút
  • Đau đầu lần đầu khởi phát sau 50 tuổi
  • Đau đầu xảy ra lần đầu tiên trong khi mang thai hoặc triệu chứng cơn đau đầu thay đổi trong thời kì mang thai
  • Đau đầu cấp tính liên quan đến vận động, kích thích, ho, quan hệ tình dục
    3.1.Đánh giá và chẩn đoán đau đầu
3.1.1.Chẩn đoán lâm sàng:
Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các đặc điểm của cơn đau để chẩn đoán tình trạng đau đầu bao gồm thời gian khởi phát, tần suất cơn đau; vị trí, cường độ, tiến triển cơn đau; các yếu tố khởi phát hoặc làm giảm cơn đau; các triệu chứng kém theo trong cơn đau đầu như nôn mửa, yếu liệt, sợ âm thanh ánh sáng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
Người bệnh cũng cần cung cấp cho bác sĩ về tiền sử gia đình, tiền sử bản thân đã từng điều trị bệnh đau đầu trước đó hay không và các loại thuốc người bệnh đã và đang sử dụng.
Sau khi khai thác tiền sử và bệnh sử, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để định hướng và xác định nguyên nhân đau đầu. Nội dung thăm khám có thể bao gồm:
  • Khám toàn thân: các dấu hiệu sinh tồn và các hệ cơ quan trong cơ thể.
  • Khám thần kinh: các dấu hiệu về yếu liệt, thất điều, rối loạn cảm giác; thăm khám chức năng thần kinh cao cấp
  • Khám chuyên khoa: mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt,…
3.1.2.Cận lâm sàng:
  • Công thức máu, sinh hóa máu thường quy và CRP
  • Chọc dò dịch não tủy
  • Xquang cột sống cổ, Xq các xoang
  • Chụp CLVT/MRI sọ não
  • Chụp CLVT mạch máu não

4.Các biện pháp điều trị đau đầu
4.1.Điều trị không dùng thuốc
  • Tâm lý liệu pháp: bệnh nhân nhận thức được bệnh  của mình và tuân thủ điều trị
  • Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt
  • Liệu pháp nhiệt/ liệu pháp lạnh: chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu và cổ nhiều lần trong ngày giúp giảm đau hiệu quả.
4.2.Điều trị dùng thuốc:
  • Các thuốc giảm đau: liệu pháp đầu tiên là Acetaminophen hoặc NSAIDS (Ibuprofen, Diclofenac, Celecoxib,Naproxen), Aspirin. Ngoài ra có thể kết hợp thêm thuốc chống nôn (Metoclopramid, Droperidol)
         Thuốc điều trị đặc hiệu
  • Đau đầu migraine: dẫn xuất của ergotamine, các tryptan, lasmiditan
  • Đau đầu cụm: thở oxy, tryptan, ergotamine, lid0cain
  • Đau đầu căng thẳng:Các loại an thần kinh như  Benzodiazepines…
      Thuốc dự phòng
  • Đau đầu Migraine: Candersartan, chẹn Beta (propranolol, timolol), chống động kinh (natri valproate, topiramate), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitryptyline)
  • Đau đầu kiểu căng thẳng: amitryptyline
-    Đau đầu cụm: ức chế calci (verapamil, flunarizine), corticoids, thuốc chống động kinh
5.Phòng ngừa đau đầu
Chìa khóa để phòng ngừa chứng đau đầu là tìm ra các yếu tố có thể gây khởi phát cơn đau đầu; các yếu tố này khác nhau giữa mỗi người. Khi đã xác định được, người bệnh có thể tránh hoăc giảm thiểu tiếp xúc với chúng để giảm thiểu cơn đau đầu.
Bên cạnh đó một số biện pháp mà người bệnh có thể tham khảo
  • Kiểm soát căng thẳng: hạn chế tối đa các tác nhân gây căng thẳng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn điều độ, khoa học, ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất; duy trì lượng đường máu ổn định
  • Ngủ đủ giấc 7-8h mỗi ngày giúp tỉnh táo vào buổi sáng, giảm đau đầu, căng thẳng
  • Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày 1 tuần
  • Hạn chế các các chất kích thích, bia, rượu, caffeine
  • Tạo thời gian nghỉ ngắn trong lúc làm việc để tránh đau đầu và chống
  • mỏi mắt
Tài liệu tham khảo
1.The International Classification of Headache Disorders 3rd edition
2.Ailani J., Burch R.C., Robbins M.S. et al (2021), “The American Headache Society Consensus Statement: Update on integrating new migraine treatments into clinical practice”
3.Do TP, Remmers A, Schytz HW, Schankin C, Nelson SE, Obermann M, Hansen JM, Sinclair AJ, Gantenbein AR, Schoonman GG. “Red and orange flags for secondary headaches in clinical practice”

 

Tác giả bài viết: BS.Bùi Thúy Đình

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây